KOL (Key Opinion Leader) là những người có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khán giả của họ. Hoạt động booking KOL được các thương hiệu sử dụng để KOL tác động tích cực, thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng của thương hiệu. Trong bài viết này, cùng UpBase tìm hiểu chi tiết Booking KOL là gì, Quy trình Booking KOL và những lưu ý khi Booking KOL. Bắt đầu ngay!
Booking KOL là gì?
Booking KOL là các hoạt động doanh nghiệp thực hiện để hợp tác với KOL cho chiến dịch marketing của mình. Các hoạt động gồm: liên hệ, đàm phán, ký kết hợp đồng, quản lý quan hệ KOL, lập chiến dịch quảng bá, theo dõi, báo cáo kết quả chiến dịch. Các chiến dịch booking KOL sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như tăng trưởng doanh thu, tăng nhận diện thương hiệu, tăng độ uy tín sản phẩm, …
Quy trình Booking KOL
Quy trình booking KOL diễn ra như sau:
- Xác định mục tiêu: Thương hiệu cần xác định rõ mục tiêu của chiến dịch Booking KOL là gì? Một số mục tiêu phổ biến là tăng độ hiện diện thương hiệu, tăng doanh thu … Mỗi mục tiêu khác nhau thì sẽ lựa chọn KOL phù hợp và đo lường hiệu quả bằng những tiêu chí khác nhau.
- Lựa chọn KOL phù hợp: Đây là khâu quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của chiến dịch booking KOL. KOL cần phù hợp với bản sắc thương hiệu, phù hợp với tệp khách hàng của thương hiệu. Ngoài ra còn có thể thêm các tiêu chí khác như số lượng người theo dõi, độ tương tác, phong cách, không dính scandal …
- Tiếp cận và làm việc với KOL: Sau khi đã tìm kiếm được danh sách các ứng viên KOL phù hợp, thương hiệu sẽ tiếp cận và là việc với KOL, đàm phán và ký kết hợp đồng.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả: Thương hiệu cần tiếp hành đánh giá hiệu quả của chiến dịch Booking KOL thông qua các chỉ số như tăng trưởng doanh thu, tăng nhận diện thương hiệu (lượng người xem …), …
Những lưu ý khi Booking KOL
Khi triển khai chiến dịch booking KOL, thương hiệu nên lưu ý một số điều sau:
- Ngân sách: Thương hiệu nên lập kế hoạch ngân sách hợp lý với mục tiêu đặt ra. Sau khi thiết lập ngân sách thì sẽ dễ dàng phân nhóm và tìm các các KOL có mức phí phù hợp.
- Hợp đồng: Các điều khoản khi hợp tác giữa thương hiệu và KOL cần làm rõ và ghi trong hợp đồng. Điều này sẽ tránh việc xảy ra tranh chấp, xung đột giữa thương hiệu và KOL.
- Chọn đơn vị hỗ trợ Booking KOL: Việc tự thực hiện booking KOL có thể khiến nhiều thương hiệu gặp khó khăn đặc biệt nếu chưa có kinh nghiệm. Do đó thương hiệu có thể hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ booking KOL chuyên nghiệp để tối ưu thời gian và hiệu quả của chiến dịch.
Kết luận
Qua bài viết, UpBase đã chia sẻ thông tin về booking KOL là gì, quy trình và các lưu ý khi booking KOL. Chiến dịch booking KOL có thể giúp thương hiệu tăng trưởng doanh thu hiệu quả, tăng nhận diện thương hiệu. Độ uy tín của sản phẩm cũng sẽ được nâng cao khi được đánh giá bởi những người nổi tiếng/có sức ảnh hưởng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!