sizevuong
Trần Anh

Tác giả:

Trần Anh

Xu hướng Thương mại điện tử 2023: bán hàng đa kênh, livestream lên ngôi

Xu hướng Thương mại điện tử 2023: bán hàng đa kênh, livestream lên ngôi

Sau hơn 2 năm tăng trưởng vượt bậc nhờ thói quen người tiêu dùng thay đổi trong đai dịch, xu hướng Thương mại điện tử 2023 mà Doanh nghiệp/ Thương hiệu có thể mong đợi là gì?

Trong khi người tiêu dùng đang quay trở lại bình thường, thói quen tiêu dùng Thương mại điện tử của họ đã được thiết lập. Các chuyên gia dự đoán doanh số Thương mại điện tử bán lẻ trên toàn thế giới sẽ tăng từ khoảng 5 nhìn tỷ đô la mỹ lên chỉ hơn 8 nghìn tỷ đô la vào năm 2026.

Để tận dụng sự tăng trưởng này, các Doanh nghiệp/ Thương hiệu kinh doanh trên Thương mại điện tử sẽ cần giảm thiểu dần những xu hướng tiêu dùng xảy ra trong thời điểm đại dịch. Tiếp tục theo dõi sự thay đổi và kỳ vọng, sở thích mua sắm khi người tiêu dùng quay trở lại mua sắm tại cửa hàng, đến nỗi lo về tài chính do lạm phát. Cùng UpBase Blog phân tích các Xu hướng sẽ định hình thị trường TMĐT vào năm 2023.

Thương mại điện tử trên thiết bị di động sẽ tiếp tục phát triển

Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng khi thiết bị của chúng ta ngày càng nhỏ đi, thì kỳ vọng của chúng ta về chúng càng lớn? Ngày nay, chúng ta dành một lượng thời gian trực tuyến kỷ lục và phần lớn thời gian đó được dành cho việc mua sắm. Nhưng trực tuyến không còn có nghĩa là “trên máy tính”.

Giờ đây, việc người tiêu dùng – ngay cả Thế hệ Alpha – luôn luôn có điện thoại di động trong tầm tay – và sử dụng chúng để điều hướng nhiều hơn là nhắn tin và gọi điện là chuyện bình thường.

Theo Statista, thiết bị di động chiếm 71% lưu lượng bán lẻ và tạo ra 61% đơn đặt hàng mua sắm trực tuyến. Đến năm 2024, doanh số TMĐT bán lẻ toàn cầu dự kiến đạt gần 4,5 nghìn tỷ đô la và chiếm 69,9% tổng doanh số bán lẻ TMĐT.
Xu hướng Thương mại điện tử 20232

Các Thương hiệu muốn trụ lại cuộc chơi cần nắm nắm bắt thị hiếu này. Điều đó có nghĩa là cần ưu tiên thiết kế trải nghiệm trên thiết bị di động. Đặc biệt, cần cung cấp các tùy chọn thanh toán thuận tiện và thân thiện với người dùng.

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được ứng dụng rộng rãi trong TMĐT

Hiện nay, AI (Trí tuệ nhân tạo) đã có ảnh hưởng đáng kể đối với lĩnh vực doanh nghiệp thương mại điện tử, cung cấp các giải pháp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho khách hàng. Các thống kê dưới đây là minh chứng cho sức lan tỏa đáng kinh ngạc của AI trong thị trường thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh:

  • Theo InsightAce Analytics, dự báo rằng thị trường thương mại điện tử được hỗ trợ bởi AI có thể đạt 16.8 tỷ USD vào năm 2030.
  • Trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, Precedence Research dự báo giá trị của AI sẽ tăng từ 1.7 triệu USD năm 2021 lên 36.4 triệu USD vào năm 2030.
  • Oracle cho biết 78% các thương hiệu đã tích hợp AI vào website thương mại điện tử của họ.
  • Theo Grandview Research, giá trị thị trường Chatbots có thể đạt 3.99 tỷ USD vào năm 2030.
  • Dự đoán từ Business Solution cho thấy giao dịch thương mại điện tử thông qua Chatbots có thể đạt 112 tỷ USD trong năm 2023.
  • Chi phí sử dụng AI Chatbots cho chăm sóc khách hàng giảm 30% so với việc thuê nhân sự thực hiện công việc này.
  • Theo McKinsey, 79% chủ doanh nghiệp thương mại điện tử nhận thấy kết hợp AI vào marketing và bán hàng giúp tăng doanh thu.
  • 54% doanh nghiệp tại Pháp tin rằng AI hỗ trợ tốt trong việc phân tích dữ liệu thương mại điện tử, theo Statista.
  • Statista cũng cho biết 70% nhà điều hành doanh nghiệp thương mại điện tử ở Châu Âu và Bắc Mỹ tin rằng công nghệ AI có thể tối ưu hóa cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
  • Invesp chỉ ra rằng 37% người dùng đã nhấp vào đề xuất thương mại điện tử do AI tạo ra trong lần đầu truy cập website, và đã quay lại vào ngày tiếp theo.
Xu-Hướng-Thương-Mại-Diện-Tử

Thương mại điện tử trên mạng xã hội trở nên phổ biến hơn

Trước đây, các thương hiệu thường tận dụng mạng xã hội nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, hiện nay, doanh nghiệp thương mại điện tử đang tăng cường doanh số bán hàng bằng cách trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng mạng xã hội. Điều này cho phép người tiêu dùng không chỉ kết nối, trao đổi thông tin mà còn có thể tìm kiếm và mua sắm trực tuyến tại cùng một nền tảng, tạo ra sự tiện lợi đáng kể.

Theo thống kê từ Statista, doanh số thương mại xã hội trên toàn cầu đã đạt 992 tỷ USD vào năm 2022 và dự báo sẽ gần 3 nghìn tỷ USD vào năm 2026. Điều này cho thấy sự tăng trưởng đáng kể của việc sử dụng mạng xã hội làm kênh để thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp.

Nhờ sự lan rộng của mạng xã hội, thương mại xã hội – hoặc Social Commerce – đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một lực hấp dẫn đối với các thương hiệu. Nó đã trở thành một nam châm mạnh mẽ giúp các thương hiệu tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng, đồng thời khai thác và biến các mục tiêu về Marketing và doanh số thành hiện thực. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng vào việc sử dụng mạng xã hội hoặc Social Commerce không được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược Marketing của họ trong năm 2023, điều này có thể là một thiếu sót lớn, khiến họ mất mất nhiều cơ hội cạnh tranh trong môi trường thương mại điện tử, nơi cạnh tranh đã trở nên cực kỳ khốc liệt.

Thương mại đa kênh (Omnichannel) sẽ là xu hướng chủ đạo

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch và chủ yếu mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng đã sẵn sàng cho các trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng. Với các hạn chế COVID được nới lỏng, và mong muốn tương tác trực tiếp, các cửa hàng truyền thống đang dần phục hồi.

“Doanh số bán hàng trực tuyến vẫn chiếm một phần lớn doanh số bán lẻ so với trước đại dịch”Nathaniel Meyersohn, CNN Business

Gần 75% người mua sử dụng nhiều kênh trước khi mua và 73% người tiêu dùng Thương mại điện tử cho biết họ sử dụng nhiều kênh khác nhau trong hành trình mua sắm của họ. Ví dụ như một người dùng mua sắm trên TMĐT, họ đã được nghe đến sản phẩm qua các kênh mạng xã hội như TikTok/ Facebook, nhìn thấy sản phẩm được quảng cáo và bán tại các siêu thị/ cửa hàng nhiều lần, khi tiếp tục nhìn thấy sản phẩm trên sàn TMĐT họ đưa ra quyết định mua sắm.

Xu hướng Thương mại điện tử 2023.1

Hành trình mua sắm không kết thúc hoặc thường bắt đầu trên trang web của Doanh nghiệp/ Thương hiệu. Khách hàng trung thành sẽ theo dõi các trang truyền thông xã hội của Thương hiệu, đóng vai trò là người ủng hộ/ theo dõi Thương hiệu và họ cũng sẽ so sánh giá giữa các Thương hiệu và nền tảng khác nhau.

Chính vì vậy, bán hàng đa kênh sẽ vẫn là xu hướng Thương mại điện tử phát triển mạnh trong năm 2023. Có nghĩa là: đừng bỏ qua những kênh chăm sóc trải nghiệm trực tuyển của người mua sắm. Hãy tìm cách thiết kế và cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh linh hoạt. Thực tế các Doanh nghiệp/ Thương hiệu có cả kênh bán offline và kênh bán online đa dạng sẽ hạn chế việc mất khách hàng tiềm năng khi người mua sắm chuyển kênh và lướt web.

Thương mại điện tử với sản phẩm bền vững

Thương mại xanh đang trên đà phát triển. Ngay cả trong bối cảnh lo ngại về tài chính, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi nhiều hơn để mua hàng từ các thương hiệu bền vững.

Các Doanh nghiệp cung cấp nhiều trải nghiệm mua sắm có ý thức về môi trường hơn (từ sản phẩm đến thông điệp, kết quả thực tiễn) đang trở nên phổ biến, và nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng.

Năm 2023 mong đợi sẽ thấy nhiều Thương hiệu phát triển tính bền vững với khía cạnh xanh hơn cho sản phẩm. Ví dụ:

  • Bán các sản phẩm được làm bằng vật liệu bền vững hơn
  • Đầu tư vào vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường hơn
  • Cho phép người dùng chọn các tùy chọn vận chuyển bền vững hơn (ví dụ: “Gửi tất cả các mặt hàng cùng một gói, thay vì gửi khi chúng có sẵn”)
  • Giúp mọi người dễ dàng tái chế các mặt hàng hoặc mua sắm các mặt hàng second hand chẳng hạn.

Đẩy mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới là mô hình kinh doanh trong đó người bán và người mua ở các quốc gia khác nhau mua và bán hàng hóa thông qua các Marketplace thương mại điện tử.

TMĐT xuyên biên giới giúp người tiêu dùng thông qua internet để mua sắm tại các thị trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”, đồng thời, giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới thiệu và giao sản phẩm của mình đến tay khách hàng quốc tế.

Bên cạnh đó, các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, cọ sát thực tế để hoàn thiện sản phẩm của mình, nâng cao năng lực doanh nghiệp và giá trị chất lượng hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.

Tổng số lượng sản phẩm hàng hoá Việt Nam bán được trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới trong cả năm 2022 tăng 40% so với năm 2021, với tốc độ tăng trưởng 45% – được các chuyên gia khẳng định là nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nội địa.

Vậy doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị những gì để sẵn sàng tham gia vào cuộc đua này?

– Tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, bao gồm nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng tại quốc gia đó, cũng như các vấn đề về quy định, luật lệ, pháp lý cần thiết
– Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử và các phương thức thanh toán quốc tế, vận chuyển quốc tế phù hợp
– Tối ưu hoá trang web của bạn cho khách hàng quốc tế
– Xây dựng đội ngũ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng quốc tế

Livestream bán hàng trên thương mại điện tử lên ngôi

Theo dự báo của công ty tư vấn McKinsey & Company, mua sắm trực tiếp qua livestream có tiềm năng thúc đẩy tới 20% tổng doanh số bán hàng thương mại điện tử vào đầu năm 2026. Điều này lý giải cho cuộc chạy đua về mặt công nghệ, dịch vụ và tiện ích xoay quanh livestream trên các sàn.

Livestream hiện nay là chiếc đòn bẩy doanh thu cho các nhà bán lẻ trên nền tảng TMĐT. Dưới đây là một số lý do khiến cho hoạt động livestream trên các sàn TMĐT “nở rộ” và giúp doanh nghiệp bứt phá doanh thu:

– Người bán và người mua tương tác trực tiếp, dễ dàng trao đổi hỏi đáp, giúp thương hiệu đến gần hơn với khách hàng
– Giới thiệu sản phẩm một cách trực quan và sinh động, tăng độ tin cậy
– Nhiều voucher độc quyền giới hạn thúc đẩy quyết định mua hàng nhanh hơn
– Giúp “chốt đơn” bằng cách tạo cảm xúc hào hứng với những phiên live sáng tạo
– Kết hợp với KOL/KOC/Influencers để tiếp cận tệp người xem rộng hơn và tăng uy tín
– Mua hàng dễ dàng ngay trên live, không mất nhiều thời gian chuyển đổi qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau

Kết luận:

Khi bạn xây dựng chiến lược Thương mại điện tử của Thương hiệu cho năm 2023, hãy nhớ: trải nghiệm lấy khách hàng làm trung tâm là một xu hướng không bao giờ lỗi thời.

Xuất bản vào 1/3/2024

Bài viết mới

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next