sizevuong
Hoàng Minh Huệ

Tác giả:

Hoàng Minh Huệ

Tiềm năng Ngành hàng sức khỏe – Thực phẩm chức năng trên sàn TMĐT

Tiềm năng Ngành hàng sức khỏe – Thực phẩm chức năng trên sàn TMĐT

Xin chào các nhà bán hàng, doanh nghiệp và bạn đọc đến với chuyên mục Blog của UpBase. Tại chuyên mục này, UpBase sẽ gửi tới các bạn những tài liệu, nội dung kiến thức liên quan đến kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Bài viết phân tích này sẽ đề cập đến Ngành hàng sức khỏe – Thực phẩm chức năng trên sàn Thương mại điện tử.

Tại sao nói: Ngành hàng sức khỏe – Thực phẩm chức năng đang là ngành hàng tiềm năng lớn

Điều này được chứng thực qua hơn 2 năm dịch Covid-19 xuất hiện. Người dân dần quan tâm đặc biệt hơn tới vấn đề sức khỏe, hệ miễn dịch của mình. Thêm đó là lối sống ít vận động cộng môi trường ngày càng ô nhiễm, vấn đề sức khỏe đang rất được báo động.

Tiềm năng Ngành hàng sức khỏe – Thực phẩm chức năng trên sàn TMĐT được đánh giá là vô cùng lớn và chắc chắn sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Theo nguồn tin từ ReportLinker đưa ra, tiềm năng của ngành trên toàn cầu có thể đạt:

  • Tăng trưởng kép 7,5% giai đoạn 2020 -2027
  • Quy mô toàn cầu đạt 1000 tỷ USD vào năm 2027

Nhu cầu tìm kiếm thực phẩm chức năng ngày càng nhiều, xuất hiện trên tất cả các kênh như:

  • Trực tiếp: Nhà thuốc, bệnh viện,…
  • Online: Facebook, Website, sàn thương mại điện tử,….

Đâu là kênh phân phối sản phẩm chức năng hiệu quả nhất?

Nội dung dưới đây UpBase sẽ đưa ra những ưu nhược điểm mà các kênh có thể gặp phải khi triển khai bán thực phẩm chức năng. Anh/chị nhà bán hàng có thể tham khảo:

Kênh Facebook – các kênh phân phối ngành hàng sức khỏe

Ưu điểm:

Mức độ phủ sóng cao, lưu lượng người dùng lớn

Có thể tương tác 2 chiều với khách hàng

Target đúng khách hàng mục tiêu và đo lường hiệu quả, biết được khách hàng họ quan tâm điều gì.

Nhược điểm:

  • Những yêu cầu khắt khe về quảng cáo: Vì ngành hàng có liên quan đến sức khỏe và dễ bị hiểu lầm là thuốc. Nên tài khoản và fanpage chạy quảng cáo thường xuyên bị hạn chế: khóa, xóa hoặc giới hạn.

Chi phí ngày càng cao, dễ bị đối thủ spam quảng cáo.

Độ tin tưởng thấp: Mức độ tin tưởng của khách hàng khi mua hàng trên Facebook ngày càng thấp. Chưa kể để tạo sự uy tín cho khách hàng, nhà bán hàng sẽ mất khá nhiều thời gian.

Chốt đơn thủ công: Luôn cần người túc trực 24/7 để tương tác và phản hồi khách hàng.

Sàn thương mại điện tử – Hướng đi tiềm năng Ngành hàng sức khỏe

Ưu điểm:

Lưu lượng truy cập hàng ngày rất lớn. Tiềm năng phát triển của sàn Thương mại điện tử được dự báo sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

Có độ uy tín cao: Nếu là gian hàng Mall, khách hàng đã có sự đảm bảo của sàn về nguồn gốc hay xuất xứ.

Tạo niềm tin với khách hàng: Việc những khách hàng đã mua trước đó để lại phản hồi tốt về sản phẩm sẽ giúp ích rất nhiều vào niềm tin của khách hàng.

Thúc đẩy bền vững: Khi gian hàng đã có đà doanh số, thì việc thúc đẩy doanh số không quá khó.

Các chương trình của sàn: Sàn có những công cụ khuyến mại giúp thúc đẩy hành vi mua hàng của khách như Mega Campain, Flash Sale, Voucher,….

Chi phí quảng cáo: Được đánh giá là phù hợp với ngành hàng. Bên cạnh đó, khi gian hàng đã có thứ hạng nhất định, kinh phí chạy quảng cáo có thể tối ưu.

Nhược điểm:

Cạnh tranh: Vì đang là xu hướng nên mức độ cạnh tranh rất cao. Doanh nghiệp muốn phát triển mạnh và bền vững thì cần đứng TOP hoặc lên Mall để được hưởng nhiều tài trợ.

Cần nhiều nhân sự: Không giống như Facebook hay Website, doanh nghiệp sẽ cần tập trung chạy theo các chiến dịch của sàn. Công việc cũng theo đó tăng như: Thiết kế ảnh sản phẩm, banner, đăng ký và setup chương trình khuyến mại,….

Xem thêm:Ecommerce Enabler và Ecommerce Inhouse – giải pháp cho doanh nghiệp?

Website – các kênh phân phối ngành hàng sức khỏe hiệu quả

Ưu điểm:

  • Xuất hiện ngay khi khách hàng bắt đầu có nhu cầu trên công cụ tìm kiếm

Độ uy tín cao: Một website sẽ được đánh giá uy tín khi làm SEO tốt: Bố cục hợp lý, tích hợp nhiều tiện ích, thông tin đầy đủ. Nếu website nằm trong Top, chỉ cần thúc đẩy và duy trì thứ hạng, không mất nhiều chi phí.

Đặt đơn tự động: Khách hàng có thể đặt đơn tự động và thanh toán. Tin nhắn tự động có thể trả lời những câu hỏi đơn giản và thường gặp của khách.

Nhược điểm:

Chi phí quảng cáo rất lớn, độ cạnh tranh cao

Muốn nằm trong Top phải mất thời gian làm SEO

Tinh bảo mật còn kém: Bảo mật website ở Việt Nam còn thấp, Hacker có thể lợi dụng để bắn mã độc, làm sập web hay đánh cắp dữ liệu khách hàng.

Tại sao thương hiệu thực phẩm chức năng cần tham gia Thương mại điện tử càng sớm càng tốt?

Tiềm năng Ngành hàng sức khỏe – Thực phẩm chức năng trên sàn TMĐT như được đánh giá ở trên là rất rộng mở. Các đại lý, nhà phân phối cũng dần có những bước dịch chuyển lên sàn.

Chính vì thế, thương hiệu thuộc ngành Thực phẩm chức năng cần xây dựng gian hàng chính hãng nhằm quảng bá thương hiệu, tạo niềm tin cho khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể tạo hiệu ứng lan truyền từ Online đến Offline với chi phí marketing ít hơn nhiều so với làm riêng biệt.

Xem thêm: Case Study Bán thực phẩm chức năng trên TMĐT

Tạm kết:

Cảm ơn anh/chị nhà bán hàng đã đọc hết bài viết: Tiềm năng Ngành hàng sức khỏe – Thực phẩm chức năng trên sàn TMĐT. Hy vọng đã giúp ích phần nào cho anh/chị trong việc định hướng kinh doanh của mình

Xuất bản vào 12/29/2023

Bài viết mới

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next