sizevuong
Hoàng Minh Huệ

Tác giả:

Hoàng Minh Huệ

Mô hình Inhouse và Ecommerce Enabler – đâu là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp?

Mô hình Inhouse và Ecommerce Enabler – đâu là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp?

Nhu cầu mở rộng việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử hiện tại đang rất lớn. Nhiều doanh nghiệp đang nghiêm túc với vấn đề đẩy mạnh thương hiệu và doanh số trên sàn. Mô hình Ecommerce In-House và Ecommerce Enabler cũng bắt đầu được quan tâm và sử dụng nhiều hơn. Vậy đâu mới là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp?

Ecommerce In-House là gì?

Ecommerce In-House hiểu đơn giản là một đội ngũ vận hàng đa sàn được vẫn hành bởi chính doanh nghiệp, không cần thuê bên thứ 3. Bộ máy Ecommerce In-House trên sàn phải làm rất nhiều việc: thiết lập và vận hành gian hàng, lên kế hoạch bán hàng, tham gia các chiến dịch, lên kế hoạch phát triển,…. Trong đó, để vận hành sàn cần một đội thiết kế và media riêng.

Hiện nay, mô hình Ecommerce In-House đang được các doanh nghiệp lớn sử dụng, vì họ có đủ tiềm lực và nhân lực. Nhưng đối với những doanh nghiệp nhỏ hơn, đôi khi sử dụng mô hình In-House không mang lại được nhiều giá trị mong muốn vì không đủ tiềm lực

Ecommerce Enabler là gì?

Ecommerce Enabler hiểu đơn giản là những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận hành gian hàng, đảm bảo quá trình bán hàng cho doanh nghiệp. Mô hình này được ra đời với mục đích như một chuyên gia hỗ trợ bài bản và chuyên nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Vận hành gian hàng trên nền tảng TMĐT không dễ. Đòi hỏi doanh nghiệp hầu như phải trải qua hết các quá trình vận hành và thiết lập, tốn nhiều chi phí mới có được kết quả khả quan. Điều đó dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp không đủ “Lực”, cần tìm dịch vụ hỗ trợ từ bên thứ 3.

Xem thêm: Lý do Doanh nghiệp cần tham gia Mega Campaign lớn cuối năm?

Phân tích điểm mạnh và yếu của Ecommerce In-House và Ecommerce Enabler

UpBase đã có bảng liệt kê những ưu nhược điểm về 2 mô hình này. Các doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết dưới bảng:

Ưu – Nhược Ecommerce In-House

Ưu điểm:

  • Chuyên môn: Nhân lực đủ chuyên sâu về một ngành hàng, hiểu rõ về sản phẩm, thị trường, đặc thù ngành hàng,…
  • Khả năng tiếp cận dễ dàng: Giải quyết nhanh chóng khi có vấn đề phát sinh.
  • Hoàn toàn kiểm soát: Toàn quyền truy cập và nắm được tổng quan về các hoạt động: quản lý tồn kho, xử lý đơn đặt, các chương trình khuyến mãi.
  • Tính linh hoạt: Có một đội ngũ giúp linh hoạt trong quản lý và mở rộng quy mô.

Nhược điểm:

Chi phí quản lý nhân sự

Thiếu kinh nghiệm thực chiến đa ngành đa sàn, giải quyết các vấn đề phát sinh hy hữu.

Hạn chế sự sáng tạo: Việc chỉ tập trung vào một ngành cố định sẽ là rào cản đối với sức sáng tạo và sự mới mẻ.

Ưu – Nhược ecommerce Enabler

Ưu điểm

Chuyên môn: Có kinh nghiệm chuyên sâu với đa dạng ngành hàng và đa sàn.

Quy trình làm việc: Từng phòng ban sẽ đảm bảo tính chuyên môn hóa, đảm bảo chất lượng ở mức cao nhất.

Biết sử dụng các công cụ hỗ trợ vận hành sàn một cách phù hợp với từng gia đoạn.

Hỗ trợ phát tiển nhiều sàn, tăng nhận diện thương hiệu.

Nhược điểm

Không nắm bắt được hết các chỉ số về kho bãi, hàng hóa.

Sự kết nối linh hoạt với doanh nghiệp bị hạn chế vì khó trao đổi trực tiếp.

Doanh nghiệp nên chọn mô hình nào để vận hành sàn thương mại điện tử?

Đối với những doanh nghiệp lớn, có đội ngũ Ecommerce In-House đủ mạnh, có thể tự vận hành sàn cho doanh nghiệp. Nhưng với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đội ngũ In-House chưa chắc đã đủ kinh nghiệm để phát triển gian hàng hiệu quả, vẫn thiếu tính chuyên nghiệp và vận hành.

Nếu:

  • Doanh nghiệp chưa đủ kinh phí quản lý nhân sự, không đủ nguồn lực để đào tạo chuyên sâu.
  • Loay hoay trong việc mở rộng thêm đa sàn và phát triển gian hàng.
  • Doanh số vẫn dậm chân tại chỗ dù đội ngũ In-House đã tối ưu hết mức

Xem thêm: Vận hành Gian hàng hiệu quả trong ngày Mega Campaign

=> Doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc sử dụng mô hinh Ecommerce Enabler. Với số tiền 10 triệu/ 1 tháng ( chỉ bằng một nhân sự), đổi lại doanh nghiệp có cả một đội ngũ vận hành chuyên nghiệp và thực chiến, luôn hỗ trợ tối đa khi gặp vấn đề phát sinh. Đây thực sự là bài toán Doanh nghiệp nên thử để chuyên nghiệp bộ máy của mình và bùng nổ doanh số cuối năm.

UpBase có thể giúp gì cho Doanh nghiệp?

  • Tư vấn chiến lược trên sàn, đưa ra một kế hoạch chi tiết bảo đảm phát triển doanh thu.
  • Thiết lập và tối ưu gian hàng, tối ưu bộ chỉ số giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi xây dựng thương hiệu
  • Vận hành thúc đẩy gian hàng, tham gia các chiến dịch của sàn.
  • Kéo traffic nội và ngoại sàn vào trong gian hàng.
  • Hỗ trợ quản lý tồn kho, thống kê và báo cáo doanh thu
  • Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm thực chiến, đã thành công trong vận hành các gian hàng lớn.

Xem chi tiết về dịch vụ của UpBase: Tại đây

Những thành công mà UpBase đã gây dựng được:

  • UpBase đã và đang đồng hành cùng 100+ thương hiệu thành công trên thương mại điện tử. Có đến 80% doanh nghiệp muốn gia hạn thêm hợp đồng.
  • UpBase là đối tác chính thức của Lazada Partners và Shopee.
  • Có những Case Study bùng nổ doanh số gấp 5 lần vào những dịp campain, chỉ với ngân sách marketing dưới 20%

Xem thêm: Case Study: Bán thực phẩm chức năng trên TMĐT

Tạm kết:

Bài viết này UpBase đã chia sẻ tới doanh nghiệp mô hình Ecommerce In-House và Ecommerce Enabler. Hy vọng bài viết này mang giá trị Doanh nghiệp muốn tìm. Chúc Doanh nghiệp thành công.

Xuất bản vào 12/29/2023

Bài viết mới

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next