Trong bối cảnh hiện tại, bạn có thể mua sắm mọi thứ mà không cần bước ra khỏi nhà. Chỉ vài cú click chuột, bạn đã có thể sở hữu những món đồ ưng ý từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả những điều này đều nhờ vào sự phát triển của thương mại điện tử. Vậy thương mại điện tử là gì? Mời bạn cùng UpBase tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức mua bán hàng hoá, dịch vụ thông qua các hệ thống điện tử như Internet và mạng máy tính. Thay vì đến trực tiếp cửa hàng truyền thống, người mua có thể tham khảo sản phẩm, so sánh giá cả, đặt mua và thanh toán trực tuyến trên trang web, ứng dụng di động hoặc các nền tảng thương mại điện tử khác.
Thương mại điện tử đã phát triển nhảy vọt thông qua những “con số biết nói” sau:
- Các chuyên gia dự đoán doanh số thương mại điện tử sẽ đạt 5 tỷ USD trên toàn cầu.
- Doanh số toàn cầu của thương mại di động được dự đoán sẽ đạt 728,28 tỷ USD trong năm 2025.
- Giao dịch thương mại điện tử trên thiết bị di động đang tăng trưởng với tốc độ 29% mỗi năm.
Lịch sử phát triển của thương mại điện tử
Thương mại điện tử đã trải qua một hành trình dài với những bước phát triển vượt bậc. Dưới đây là một số cột mốc quan trọng:
- 1979: Michael Aldrich đưa ra ý tưởng về thương mại điện tử bằng cách kết nối một chiếc TV được sửa đổi với một máy tính xử lý giao dịch thông qua đường điện thoại. Công nghệ này đã mở ra khả năng truyền dữ liệu thanh toán một cách an toàn và trở thành nền tảng cho thương mại điện tử hiện đại.
- 1982: Boston Computer Exchange - thị trường trực tuyến cho những người quan tâm đến việc bán máy tính đã qua sử dụng ra đời.
- Những năm 1990: Thương mại điện tử bùng nổ với sự ra đời của các công ty như Amazon và eBay. Những công ty này cho phép người dùng cá nhân mua bán hàng hóa trực tuyến, tạo ra một thị trường hoàn toàn mới cho các doanh nghiệp.
- 1992: Book Stacks Unlimited được Charles M. Stack cho ra mắt. Ban đầu, đây chỉ là một bảng thông báo kết nối qua điện thoại. Sau đó, bảng thông báo này đã trở thành một thị trường trực tuyến với tên miền là Books.com.
- 1994: Netscape Navigator ra đời. Đây là trình duyệt web đầu tiên trên thế giới. Trước sự xuất hiện của Google, Marc Andreessen và Kim Clark ra mắt trình duyệt web đầu tiên được gọi là Netscape Navigator. Trở thành trình duyệt web chính trên nền tảng Windows trong những năm 1990.
- 1995: Amazon ra mắt với sứ mệnh trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Ban đầu, Amazon chỉ là đơn vị bán sách trực tuyến. Cùng năm đó, giao thức bảo mật SSL nổi tiếng ra đời, giúp làm cho các giao dịch trực tuyến trở nên an toàn hơn.
- 1998: PayPal ra mắt như hệ thống thanh toán thương mại điện tử đầu tiên. Ban đầu, hệ thống này chỉ cung cấp những xử lý thanh toán cho các nhà cung cấp trực tuyến và người dùng thương mại nhất định, sau đó mở rộng ra mọi đối tượng.
- 1999: Alibaba ra mắt như một thị trường thương mại điện tử trực tuyến. Trang web này nhanh chóng trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới cho các giao dịch B2B, C2C và B2C.
- 2000: Google ra mắt Google Adwords, đánh dấu sự xuất hiện của quảng cáo trực tuyến hiện đại.
- 2004: Shopify ra mắt như một nền tảng thương mại điện tử cho các cửa hàng trực tuyến và hệ thống bán hàng điểm bán hàng.
- 2005: Amazon giới thiệu Amazon Prime, mở ra khái niệm vận chuyển miễn phí trong hai ngày. Cùng năm đó, Etsy ra mắt, là thị trường trực tuyến đầu tiên dành cho các nghệ nhân và người bán hàng tự làm.
- 2009: BigCommerce - một nền tảng thương mại điện tử 100% tự tài trợ ra mắt. Cùng năm, Groupon cũng ra mắt, kết nối người dùng với các doanh nghiệp địa phương thông qua ưu đãi và khuyến mại.
- 2011: Google Wallet ra mắt, cho phép người dùng cá nhân gửi và nhận tiền từ thiết bị di động hoặc máy tính để bàn.
- 2014: Apple Pay ra mắt, trở thành phương tiện thanh toán lớn thứ ba sau Google Pay và PayPal cho người mua hàng trực tuyến.
- 2017: Instagram tích hợp tính năng Shoppable, mở ra phương thức mới cho các nhà bán lẻ sử dụng thương mại xã hội.
- 2020: Đại dịch COVID-19 thúc đẩy tăng trưởng 77% trong giao dịch thương mại điện tử.
- 2021: Sự xuất hiện của phương thức mua sắm: “mua trước, trả sau”.
Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho cả người mua lẫn người bán. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng phương thức mua sắm này cũng đi kèm với những hạn chế nhất định.
1. Đối với người mua
Lợi ích:
- Tiện lợi: Chỉ cần kết nối Internet, người dùng đã có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi, giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với mua hàng truyền thống.
- Đa dạng sự lựa chọn: Người mua có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn từ hàng nghìn sản phẩm/dịch vụ khác nhau trên Internet. Thậm chí, những mặt hàng khó tìm ở cửa hàng truyền thống cũng có thể được bán trên các sàn thương mại điện tử.
- Giá cả cạnh tranh: Thị trường trực tuyến thường có sự cạnh tranh giữa các nhà bán hàng. Nhờ vậy mà đôi khi người mua có thể mua được sản phẩm mình muốn với mức giá tốt nhất.
Hạn chế:
- Khả năng kiểm soát thấp: Người mua không thể kiểm tra sản phẩm trực tiếp trước khi mua, dễ gặp phải vấn đề về chất lượng hoặc kích thước.
- Nguy cơ bảo mật: Sử dụng thương mại điện tử có thể khiến người mua bị lộ thông tin cá nhân hoặc thông tin thanh toán nếu không có biện pháp bảo mật phù hợp.
- Khó khăn trong việc trải nghiệm: Một số người mua có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng các trang thương mại điện tử, nhất là những người không quen với công nghệ.
2. Đối với người bán
Thương mại điện tử mở ra cơ hội bán hàng cho người bán với nhiều lợi ích như:
- Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng: Thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới mà không cần phải có cửa hàng vật lý ở mỗi nơi.
- Chi phí thấp: So với mở cửa hàng trực tuyến, việc vận hành một trang web thương mại điện tử thường có chi phí thấp hơn về thuê mặt bằng, nhân viên và quảng cáo.
- Thuận tiện quản lý: Công nghệ hỗ trợ quản lý đơn hàng, thanh toán và giao hàng giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người bán hàng.
Tuy nhiên, kinh doanh trên thương mại điện tử người bạn cũng cần xem xét một số hạn chế như sau:
- Khả năng kiểm soát thấp: Người bán có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ khi chúng không được trưng bày trực tiếp trước người mua.
- Nguy cơ cạnh tranh cao: Thị trường thương mại điện tử rất cạnh tranh với hàng ngàn doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương tự.
- Khó khăn trong việc xây dựng niềm tin: Xây dựng lòng tin từ khách hàng trực tuyến có thể khó khăn hơn so với cửa hàng vật lý. Nguyên nhân là do khách hàng không thể tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm và tương tác với người bán.
Phân loại hình thức kinh doanh thương mại điện tử
Thương mại điện tử được chia thành nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Dưới đây là 2 loại hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay.
1. Marketplace
Marketplace là nền tảng trung gian kết nối người mua và người bán. Với nền tảng này, các doanh nghiệp và người dùng cá nhân có thể đăng bán sản phẩm, dịch vụ của mình. Ví dụ điển hình cho marketplace là: Shopee, Amazon, Lazada, Alibaba, eBay,...
2. Website thương mại điện tử
Các website thương mại điện tử là những cửa hàng trực tuyến của riêng từng doanh nghiệp. Tại đây, doanh nghiệp có thể trưng bày và bán sản phẩm/dịch vụ của mình trực tiếp cho khách hàng. Đây thường là các trang web được chính doanh nghiệp xây dựng và quản lý.
Vai trò của thương mại điện tử trong nền kinh tế
Thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Đây được xem là lĩnh vực đầu mũi thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Dưới đây là những vai trò chính là thương mại điện tử đóng góp vào nền kinh tế:
- Mở rộng phạm vi thị trường: Thương mại điện tử mở ra cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ trên toàn thế giới. Với sự hỗ trợ của Internet, doanh nghiệp có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Thị trường thương mại điện tử thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực với nhiều sự lựa cho người tiêu dùng. Sự cạnh tranh còn thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ và giá thành để thu hút khách hàng.
- Tăng trưởng kinh tế: Thương mại điện tử góp phần tạo ra việc làm, tăng cường thu nhập và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong cộng đồng.
- Tiện lợi cho người tiêu dùng: Với sự phát triển của thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi thông qua Internet. Nhờ đó, người dùng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và trải nghiệm mua sắm thuận tiện, dễ dàng.
- Khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp: Thương mại điện tử tạo ra môi trường kinh doanh linh hoạt, là động lực cho những người muốn khởi nghiệp. Thông qua các nền tảng trực tuyến và công cụ kinh doanh, thương mại điện tử khuyến khích các doanh nhân trẻ, doanh nghiệp mới nổi phát triển ý tưởng kinh doanh mới.
Từ những thông tin trên, UpBase tin rằng bạn đã hiểu rõ thương mại điện tử là gì, lịch sử hình thành của thương mại điện tử cũng như các loại hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến. Đừng quên theo dõi UpBase để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!