Hoàng Minh Huệ

Tác giả

Hoàng Minh Huệ

Không có hàng do tắc biên – nhà bán hàng cần xử lý thế nào?

12/27/2023

0

Không có hàng do tắc biên – nhà bán hàng cần xử lý thế nào?

Hiện tại, phần lớn các nhà bán hàng trên nền tảng ecommerce đều nhập hàng từ Trung Quốc về. Tình trạng không có hàng do tắc biên xảy ra thường xuyên vào khoảng những tháng đầu và cuối năm. Khi Trung Quốc cho người lao động nghỉ lễ hàng loạt. Vậy nhà bán hàng cần xử lý thế nào? Xem hết bài viết để biết chi tiết nhé!

Nguyên nhân tắc biên – Không có hàng do tắc biên

Việc tắc biên xảy ra hàng năm, chỉ khác là mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt đầu năm 2022, khi Trung Quốc thực hiện chính sách “zero covid’’, đóng cửa tất cả các cửa khẩu. Bên cạnh đó, lực lượng công nhân bốc vác hàng hóa bị hạn chế bởi mắc Covid hoặc đang phải cách ly. Điều này dẫn đến tình trạng tắc biên cục bộ.

Nhà bán hàng không có hàng để bán, không nhập được hàng. Tình trạng này kéo dài đến tận tháng 6 này, ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu bán hàng.

UpBase có liệt kê vài lý do tắc biên:

  • Số lượng hàng hoá vận chuyển dịp lễ tết lớn: Vào các dịp lễ tết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa về Việt Nam cao hơn ngày thường rất nhiều. Tuy vậy, số hàng cần vận chuyển về Việt Nam có thể đi qua một tuyến đường duy nhất. Việc các xe chở hàng lớn cùng dồn về một tuyến đường sẽ gây ra tình trạng ùn tắc kéo dài, hàng hoá có thể bị kẹt nhiều ngày hoặc hàng tháng.
  • Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt tại các cửa khẩu dịp cuối năm: Dịp cuối năm, các cơ quan sẽ kiểm soát chặt chẽ hàng hóa tại các cửa khẩu nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái. Chính vì thế, các thủ tục thông quan cũng khó khăn hơn nhiều so với ngày thường.
  • Các chính sách thông quan thay đổi: Khi nhà nước thay đổi chính sách thông quan, quy trình kiểm tra và phê duyệt qua cửa khẩu có sự thay đổi. Nhiều mặt hàng không đủ điều kiện thông quan sẽ bị giữ lại. Điều này gây cản trở giao thông, dẫn đến tình trạng tắc biên.
  • Dịch bệnh hoành hành: Tình hình dịch bệnh hoành hành cũng sẽ gây ra tình trạng tắc biên. Bởi lúc này, 2 nước sẽ thắt chặt thông quan để đảm bảo dịch bệnh không lây lan rộng.
  • Giữa mùa nông sản: Vào mùa vụ, các xe container chở hàng nông sản đổ về cửa khẩu rất nhiều. Chính vì thế, quá trình thông quan cũng chậm lại.
  • Tắc biên khi vận chuyển hàng giữa mùa thiên tai, lũ lụt: Các yếu tố khác như lũ lụt, thiên tai… ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng tắc biên bởi việc vận chuyển trong thời gian này vô cùng khó khăn.

Khi nào Trung Quốc bỏ chính sách “zero covid”?

Câu trả lời là: không ai biết. Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa có kế hoạch nới lỏng chính sách này. Vì thế khả năng cao, trong tương lai gần có thể tình trạng ùn tắc hàng hóa sẽ tiếp tục diễn ra nếu dịch chưa được kiểm soát tốt.

Xem thêm: Quá tải đơn ngày Mega Campain – chuẩn bị hàng thế nào trong ngày sale

Nhà bán hàng cần làm gì khi không có hàng do tắc biên

Nhà bán cần tìm các nguồn khác, đa dạng nguồn khác. Tuy nhiên, điều này yêu cầu nhà bán hàng phải có vốn ổn định. Bán tạm thời nguồn hàng khác trong lúc đợi hàng tự nhập về đến nơi, nhằm duy trì doanh thu, lợi nhuận trang trải cho các hoạt động kinh doanh, nhu cầu cuộc sống.

Huy tạm chia nguồn hàng thành 4 loại sau :

  • Hàng Việt Nam.
  • Hàng tự nhập từ nước ngoài.
  • Hàng phân phối, đại lý.
  • Hàng mua về bán lại.

Ở hiện tại, hàng nhập từ nước ngoài, đang bị ảnh. Điều Nhà bán hàng có thể làm lúc này là tìm kiếm thêm nguồn hàng ở 3 kênh khác như mình có liệt kê bên trên.

Giải pháp dài hạn cho vấn đề tắc biên – chuyển dịch kinh doanh (Tham khảo)

Ngành hàng thời trang

Ưu điểm: Việt Nam có thể mạnh về may mặc, hàng hóa có thể sản xuất trong nước, rải rác khắp nơi. Nhân công sẵn, nhà máy nhiều. Nhà bán hàng có thể thuê gia công theo mẫu yêu cầu. Với nguồn cung dồi dào, nhà bán có thể chủ động dự trữ hàng hóa và chủ động gia công để hàng hóa không bị đứt gãy.

Nhược điểm: Mức độ cạnh tranh rất cao và khốc liệt. Tuy chủ động về mạng lưới nhà may, nhưng nguồn vải vẫn phải phụ thuộc vào nước ngoài. Nếu biết cách hoạch định dài hạn bạn có đủ số lượng để kinh doanh từ 3-6 tháng trong lúc đợi thông quan.

Ngành đồ ăn vặt – giải pháp khi không có hàng do tắc biên

Ưu điểm: Thị trường lớn, thường xuyên và khách hàng mua liên tục, lặp lại nhiều lần. Nguồn hàng luôn sẵn (trong nước) và không sợ cảnh đứt chuỗi cung ứng cũng như không có hàng do tắc biên. Có điểm đặc biệt là ẩm thực rất phong phú về mùi vị và vùng miền.

Nhược điểm: Ngành hàng quá phổ thông, dễ có nhiều sự thay thế. Bên cạnh đó là chất lượng vệ sinh thực phẩm là điều nhà bán cần đặc biệt quan tâm.

Trở thành đại lý phân phối chính hãng

Điều này sẽ giảm bớt phần nào rủi ro không có hàng khi tắc biên. Chúng ta có thể tìm kiếm các nhà máy lớn, các thương hiệu sản xuất có năng suất cao ngay tại Việt Nam hoặc nước ngoài rồi xin làm đại lý phân phối, kinh doanh hàng hóa. Với số lượng nguồn hàng có sẵn và dồi dào, cộng theo uy tín đã tồn tại, không khó để bán những sản phẩm này.

Tuy nhiên, Nhà bán cần lưu ý về biên lợi nhuận một số ngành sẽ khá thấp, sức cạnh tranh cao, để làm đại lý phải có số vốn nhất định và kỹ năng bán hàng đẩy sản lượng nếu không sẽ khó cạnh tranh với các đại lý khác có số vốn lớn, ôm hàng nhiều, giá cạnh tranh.

Quan Tâm UpBase OA cập nhật thông tin mới nhất

Newsletter!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...