Xin chào các nhà bán hàng! Trước mỗi dịp Mega Campain lớn có rất nhiều việc phải làm, trong đó giai đoạn teasing là bước đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp cần đặc biệt chuẩn bị thật tốt, chỉ có như thế kết quả của ngày Mega mới thật sự bùng nổ. Trong bài viết UpBase sẽ checklist những công việc cần chuẩn bị trong giai đoạn teasting dựa trên chính kinh nghiệm vận hành sàn.
Giai đoạn teasing là gì?
Giai đoạn teasing là một giai đoạn của chiến dịch marketing, thường diễn ra trước khi sản phẩm hoặc dịch vụ mới được ra mắt. Mục tiêu của giai đoạn này là tạo sự tò mò và kích thích khách hàng, khiến họ mong chờ ngày ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ. Với các chiến dịch teasing cho gian hàng trên Thương mại điện tử vào ngày Mega Campaign, các mục đích chính của giai đoạn này gồm:
- Kích thích khách hàng click vào sản phẩm.
- Truyền thông về thông điệp chiến dịch, chương trình ưu đãi tới khách hàng.
- Kích thích khách hàng thêm vào giỏ hàng trước để “săn ưu đãi” khung giờ vàng.
- Sưu tập mã giảm giá của gian hàng.
- Tương tác với khách hàng bằng livestream, minigame, giảm giá sốc,...
Bản chất của giai đoạn teasing trước kỳ Mega Campaign trên Thương mại điện tử là để nhà bán hàng tung ra những chương trình ưu đãi, thông tin về chiến dịch sẽ diễn ra trong ngày D-Day. Khi gian hàng truyền thông các thông tin về chương trình ưu đãi vào ngày campaign cùng với các thông điệp kêu gọi cho vào giỏ hàng trước, khách hàng sẽ biết đến chương trình, phát sinh nhu cầu, lựa chọn và thêm sản phẩm vào giỏ, chờ đến ngày sale sẽ chốt đơn.
Ví dụ: Trong giai đoạn teasing của sản phẩm iPhone 14, Apple đã phát hành một loạt các teaser với những hình ảnh mờ ảo của sản phẩm. Các teaser này đã khiến người hâm mộ iPhone trên toàn thế giới tò mò và mong chờ về những tính năng mới của sản phẩm.
Tại sao lại có giai đoạn teasing trong kỳ Mega Campain?
Trong giai đoạn teasing, nhà bán hàng có thể nhìn vào số lượng sản phẩm “add to cart” cùng với độ lớn của chiến dịch Mega Campaign nhằm dự đoán trước được kết quả doanh số của ngày Mega Campaign.
- Đối với sàn:
- Thời gian kích hoạt hệ thống trang trí, banner chiến dịch.
- Thực hiện các hoạt động marketing để kéo khách hàng vào sàn.
- Đối với nhà bán hàng:
- Đánh giá xu hướng mua hàng của khách hàng để kịp thời căn chỉnh lại các chương trình.
- Dự đoán được trước kết quả ngày Mega, từ đó đóng hàng trước và chuẩn bị kho hàng đầy đủ.
⇒ Xem thêm: Lý do Doanh nghiệp cần tham gia Mega Campaign lớn cuối năm?
Các hoạt động trong giai đoạn teasing trước kỳ Mega Campaign trên sàn Thương mại điện tử
Với các hoạt động trong giai đoạn Teasing có thể chia làm 2 nhóm chính:
I. Các hoạt động truyền thông
Các kênh truyền thông có thể được sử dụng bao gồm:
- Truyền thông xã hội: Đây là kênh truyền thông phổ biến nhất trong giai đoạn teasing. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… để đăng tải các teaser, thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mới, cũng như tổ chức các cuộc thi, minigame để tương tác với khách hàng.
- Quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo trực tuyến là một cách hiệu quả để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức quảng cáo trực tuyến như banner, video để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Truyền thông truyền thống: Các kênh truyền thông truyền thống như báo chí, truyền hình cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn teasing để tiếp cận khách hàng ở quy mô lớn.
⇒ Việc cần làm:
- Truyền thông về Camp trên các kênh Social: page, nhóm zalo, nhóm facebook, kênh TikTok, kênh Youtube, Instagram,…
- Check lại các deal traffic ngoại với KOC, KOL, Video, link dẫn về sàn.
Chỉ số quan trọng nhất trong giai đoạn teasing: Traffic + Tỷ lệ thêm sản phẩm vào giỏ hàng
II. Các hoạt động tạo sự mong đợi, thúc đẩy traffic
Dưới đây là một số hoạt động hiệu quả để tạo sự mong đợi và thúc đẩy traffic trong giai đoạn này:
1. Ngày teasing
Là ngày mà nhà phát hành hoặc nhà sản xuất tung ra những thông tin, hình ảnh, video ngắn giới thiệu về sản phẩm sắp ra mắt của họ nhằm thu hút sự chú ý và tạo ra sự tò mò cho người tiêu dùng. Các hoạt động cần thiết bao gồm:
- Trang trí gian hàng: Thay giao diện mới cho trang chiến dịch, trang chủ, banner trang sản phẩm các trang tùy chỉnh.
- Chương trình khuyến mãi:
- Rà soát CTKM đảm bảo theo Plan, phần trăm hoa hồng thêm của các sản phẩm tham gia Affiliate.
- Setup khung giờ flash sale trên gian hàng: chia đều các khung giờ, tập trung vào khung giờ hot như 0h, 2h, 9h, 10h, 12h, 20h, 21h. Về việc lựa chọn khung giờ, nhà bán hàng có thể đo lường từ những chiến dịch trước.
- Sản phẩm:
- Quy hoạch nhóm sản phẩm tham gia chiến dịch cụ thể, chương trình cụ thể.
- Thay cover ảnh riêng cho một số mã SKU Top sale, hot traffic, deal flash sale, deal 1K/9K, deal hot.
- Ảnh đầu của mô tả về voucher, ưu đãi, Top sản phẩm bán chạy.
- Công cụ Marketing:
- Đăng feed dạo, truyền thông nhiều hơn bình thường, show ưu đãi của sàn/shop/mini game.
- Shopee: Gửi tin nhắn Quảng bá cho tệp khách chưa đánh giá và theo dõi.
- Lazada: Gửi tin nhắn tương tác hàng ngày, luân phiên các tệp khách hàng để tối đa lượt gửi.
- TikTok Shop: Video với nội dung về chương trình khuyến mãi, kêu gọi khách hàng quan tâm.
- Quảng cáo – Tài trợ hiển thị:
- Lưu ý nạp ngân sách trước thời điểm chạy Teasing, tránh trường hợp hết ngân sách trước ngày Campain.
- Tăng ngân sách quảng cáo từ 30 – 50% để tăng nhận diện sản phẩm vì trước ngày campain, khách hàng có thói quen cho vào giỏ trước. Việc xuất hiện nhiều sẽ giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm.
- Check tồn kho: Rà soát hàng tồn kho, có thể đóng trước sản phẩm key hot search hoặc khách cho vào giỏ nhiều.
*Kinh nghiệm: Trong giai đoạn teasing, đối với nhóm người theo dõi nên gửi tin nhắn từ D-1 hoặc D-2. Với sàn Shopee bị hạn chế lượt gửi thì có thể vào ngày D-Day gửi tin nhắn tới khách hàng đa số cho vào giỏ. Nội dung tin nhắn nên đưa thêm các ưu đãi hơn để khách nhanh chóng quyết định.
⇒ Xem thêm: Chuẩn bị kho hàng trước Mega Campaign
2. Ngày D-Day
Là ngày diễn ra sự kiện chính trong chiến dịch marketing, thường là ngày ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới hoặc bắt đầu chương trình khuyến mãi lớn. Các hoạt động cần thiết bao gồm:
- Chương trình khuyến mãi:
- Rà Soát CTKM, voucher, banner, vật dụng đóng hàng và đặc biệt là các đơn vị vận chuyển thật kỹ. Đã có trường hợp sàn Shopee tự tắt đơn vị vận chuyển, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ mua của khách hàng.
- Check lượt nhắc flash sale shop để điều chỉnh tồn kịp thời. Tránh trường hợp khách mua quá nhiều mà hệ thống không đủ tồn. Nhà bán hàng có thể tăng thêm deal cho khách.
- Sản phẩm: Kiểm tra lại tình hình sản phẩm đang bán như vị trí hiển thị và mức độ nổi bật. Nhà bán hàng nên sử dụng tab ẩn danh để kết quả hiển thị là chính hơn.
- Công cụ Marketing:
- Đăng feed dạo, truyền thông ưu đãi của sàn/shop/mini game, deal sốc, deal chớp nhoáng, giới hạn, duy nhất để tạo cảm giác khan hiếm.
- Shopee: Gửi tin nhắn cho khách hàng đã thêm giỏ hàng trong khung giờ phù hợp, chặng hạn từ 9h-12h.
- Lazada: Gửi tin nhắn cho khách hàng, luân phiên các tệp khách hàng để tối đa lượt gửi.
- Quảng cáo – Tài trợ hiển thị:
- Theo dõi traffic các key SKU để điều chỉnh: bơm thêm traffic, tạo thêm voucher.
- Tăng ngân sách 100% – 200%, hiển thị sản phẩm và không giới hạn.
- Check tồn kho: Rà soát hàng tồn kho, xử lý đơn.
3. Ngày Campaign
Giảm ngân sách ads, điều chỉnh giới hạn ngân sách khi cần. Nếu không chú ý việc này, ngày D+1 traffic có thể tăng đột biến nhưng lại không ra đơn.
⇒ Xem thêm: Nhà bán hàng cần vận hàng gian hàng thế nào để Chiến dịch Campaign thành công?
UpBase đã checklist những công việc cần chuẩn bị trong giai đoạn testing dựa trên chính kinh nghiệm vận hành sàn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!