Bài viết này UpBase sẽ gửi tới Doanh nghiệp cùng nhà bán hàng nội dung: chiến lược định giá sản phẩm trên sàn Thương mại điện tử. Sẽ không có chiến lược đúng sai và phù hợp nhất. Nên bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Chiến lược định giá sản phẩm trên sàn là gì?
Hiểu đơn giản chiến lược giá sản phẩm trên sàn liên quan đến tập hợp các phương pháp hoặc quy tắc về giá cả. Mà ở đó doanh nghiệp của bạn sử dụng để đặt giá phù hợp cho các sản phẩm trên sàn.
Định giá và tiếp thị là 2 lĩnh vực khác nhau, nhưng lại có sự liên kết rất chặt chẽ. Bởi nếu Doanh nghiệp có chiến lược định giá phù hợp cho sản phẩm sẽ là chìa khóa để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Khi bán hàng trên sàn Thương mại điện tử, nếu Doanh nghiệp không định giá đúng sản phẩm của mình. Sẽ dẫn đến 2 trường hợp sau:
- Giá quá cao: khiến khách hàng tiềm năng không muốn mua sản phẩm của bạn.
- Giá quá thấp: Mặc dù lượt chuyển đổi cao, nhưng Doanh nghiệp hầu như không thu được lợi nhuận từ việc bán hàng. Doanh số thu về được chỉ đủ để bù đắp cho chi phí tiếp thị cũng như vốn bạn đã đầu tư
Kinh doanh trên sàn TMĐT sẽ có nhiều chiến lược định giá mà Doanh nghiệp có thể sử dụng. Tuy nhiên trên sàn, chiến lược giá có thể áp dụng và đạt ROI hiệu quả nhất là chiến lược giá dựa trên cạnh tranh.
Xem thêm: 7 cách giảm giá vốn hàng bán – tăng lợi nhuận
Một chiến lược định giá sản phẩm phù hợp cần những gì?
Định giá sản phẩm phù hợp sẽ mang lại kết quả gì?
- Tối ưu hóa sản phẩm của bạn về khả năng hiển thị, nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi.
- Mang lại lợi nhuận.
- Đáp ứng các mục tiêu cụ thể của Doanh nghiệp ở từng giai đoạn.
- Có thể cạnh tranh và đánh bại đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược phù hợp cần gì?
- Giá vốn hàng bán (COGS) - chi phí này liên quan đến chi phí mua sản phẩm hoặc nguyên vật liệu đầu tư vào sản xuất.
- Chi phí vận chuyển - liên quan đến giá vốn hàng bán (COGS) + tất cả phí vận chuyển và thuế để đưa sản phẩm đến kho.
- Chi phí hoạt động - Lương nhân viên, văn phòng, điện nước,...
- Chi phí lưu kho - đề cập đến chi phí thuê hoặc cơ sở lưu trữ các sản phẩm.
- Chi phí đóng gói - chi phí vật liệu đóng hàng trước khi giao sản phẩm.
- Chi phí quảng cáo - liên quan đến chi phí ước tính trên mỗi sản phẩm liên quan đến quảng cáo có trả tiền và các chiến dịch khác
- Tỷ suất lợi nhuận - trừ tất cả các chi phí khỏi giá của mình. Tỷ suất lợi nhuận là lợi nhuận Doanh nghiệp nhận được từ mỗi lần bán hàng hoặc doanh thu.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận = giá bán - Giá vốn hàng bán + tất cả các chi phí khác ở trên.
Xem thêm: Cách đặt giá sản phẩm trên shopee – Làm sao để không lỗ
Khi nào Doanh nghiệp nên thay đổi giá sản phẩm
Chiến lược định giá sản phẩm trên sàn sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Và Doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá ở những trường hợp sau:
Phát hành sản phẩm mới:
Trong thời gian đầu ra mắt sản phẩm, Doanh nghiệp cần phủ sóng tối đa mức độ nhận diện thương hiệu. Việc giảm giá sẽ kích thích khách hàng click vào sản phẩm và từ đó Doanh nghiệp có thể tối ưu dần để có lượt chuyển đổi.
Đây là chiến lược giá khi có sản phẩm mới phổ biến nhất. Khi đã có lượt bán và đánh giá ổn định, Doanh nghiệp có thể đăng giá ban đầu.
Thời điểm nào nên tăng giá về ban đầu:
- SEO tự nhiên trong trang 1 tìm kiếm
- Có ít nhất 100 đánh giá tích cực
Chỉnh sửa giá trong Mega Campain
Đối với các chiến dịch thông thường, Doanh nghiệp có thể áp dụng các mức chiết khấu thấp nhất và trung bình có thể cung cấp. Chẳng hạn như chiết khấu 5% hoặc 15%.
Đối với các dịp sale lớn như 11/11 hoặc 12/12, chiến lược định giá sản phẩm trên sàn của Doanh nghiệp lại cần thay đổi. Đây là thời điểm nên đưa ra mức giá thấp nhất có thể đưa ra mà không phải chịu ROI âm. Doanh nghiệp có thể tham khảo biên độ định giá để biết mức giá thấp nhất có thể đưa ra một cách hợp lý.
Thay đổi giá khi đối thủ cạnh tranh thay đổi
Doanh nghiệp cần đặt giá nằm trong tiêu chuẩn định giá của các đối thủ cạnh tranh. Phải liên tục theo dõi giá của đối thủ để có thể phản ứng với sự thay đổi giá của họ.
Tạm kết:
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của UpBase. Hi vọng bạn thích bài viết này.
Xem thêm các bài viết khác:
Tăng traffic ngoại sàn Lazada/Shopee – Liệu có “ngon” như lời đồn?