Hoàng Minh Huệ

Tác giả

Hoàng Minh Huệ

Cách đặt giá sản phẩm trên Shopee – Làm sao để không lỗ

12/28/2023

0

Cách đặt giá sản phẩm trên Shopee – Làm sao để không lỗ

Có nhiều nhà bán hàng mới bán mới chưa biết nên đặt giá như thế nào trên Shopee cho phù hợp. Đôi khi có những shop đặt giá giống như bán hàng truyền thống. Nhập về 70k bán 90k. Cứ tưởng sẽ lời ai ngờ báo tổng tiền được nhận lại lỗ mất 3k. Vậy nên, bài viết này sẽ sẽ giải đáp những thắc mắc cách đặt giá sản phẩm trên Shopee – Làm sao để không lỗ.

Để định được giá đúng, nhà bán hàng cần biết các chi phí bán hàng trên Shopee.

Phí thanh toán 2.2% (Bắt buộc)

Trước ngày 1/4/2021, phí cố định của Shopee là 2%. Bắt đầu từ 1/4/2021, phí cố định tăng lên 2,2%. Tăng 0,2% không phải quá cao, nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng đến một phần doanh thu của shop. Những động thái tăng chiết khấu là dự báo cho việc Shopee sẽ tiếp tục tăng mức phí này trong tương lai. Loại phí này được tính dựa trên giá trị của đơn hàng thành công.

Cũng rất dễ hiểu cho việc tăng giá này, Shopee cũng cần có lãi. Nhiều năm nay đã bị lỗ vì những chính sách thu hút và thúc đẩy bán hàng. Giờ đây khi có tập khách hàng ổn định, họ sẽ bắt đầu tăng các khoản phí và giảm một số ưu đãi cho người bán.

Phí thanh toán= 2,2% x tổng tiền người mua trả

Ví dụ: Tiền hàng: 80.000 VNĐ, Phí ship: 20.000 VNĐ

Tổng tiền người mua trả = 100.000 VNĐ

=> phí thanh toán = 100.000 VNĐ x 2,2% = 2.200 VNĐ

Khi đó, doanh thu shop nhận được = 80.000 VNĐ – 2.200 VNĐ = 77.800 VNĐ

Xem thêm: Chạy quảng cáo tốn tiền mà không ra đơn –Do bạn hay do Shopee?

Phí dịch vụ: Gói Freeship Xtra

Có 2 loại phí bạn cần thanh toán cho Shopee khi tham gia Gói Freeship Xtra:

  • Phí mua Gói: 20.000 VNĐ
  • Phí dịch vụ: Gói Freeship Xtra sẽ tính trên các đơn hàng được giao thành công hoặc có yêu cầu Trả hàng hoàn tiền được Người bán/ Shopee chấp nhận hoàn tiền ngay (trừ lý do Chưa nhận được hàng).

Đối với Shop chỉ tham gia gói Freeship Xtra: 6%, giới hạn thu TỐI ĐA 20.000 VNĐ (đã bao gồm VAT) cho mỗi sản phẩm của Shop

Đối với các Shop đang tham gia đồng thời gói Freeship Xtra và gói Hoàn Xu Xtra: Shop được hưởng mức phí dịch vụ ưu đãi riêng cho gói Freeship Xtra là 5%, giới hạn thu TỐI ĐA 20.000 VNĐ (đã bao gồm VAT) cho mỗi sản phẩm của Shop.

Ví dụ: Đơn hàng thành công gồm: Sản phẩm A – giá 150.000đ. Sản phẩm B – giá 450.000đ

  • Đối với Shop chỉ tham gia gói Freeship Xtra, mức phí dịch vụ áp dụng là 6% tối đa 20.000 VNĐ (đã bao gồm VAT) cho mỗi sản phẩm của shop: 9.000 VNĐ + 20.000 VNĐ = 29.000 VNĐ.
  • Đối với Shop tham gia đồng thời gói Freeship Xtra và gói Hoàn Xu Xtra, áp dụng mức phí dịch vụ ưu đãi 5% tối đa 20.000 VNĐ (đã bao gồm VAT) cho mỗi sản phẩm của shop: 7.500 VNĐ + 20.000 VNĐ = 27.500 VNĐ

Phí cố định

Loại phí này dành riêng cho ShopMall. Tham khảo chi tiết phí hoa hồng cho ShopMall theo từng ngành hàng: tại đây

Tóm lại: giá bán cần cao hơn giá nhập 15% đến 20% Shop mới bắt đầu có lãi. Vì nếu cộng các chi phí sàn Shop đã mất gần 15%. Vậy chi tiết công thức tính giá bán trên Shopee là gì? Xem nội dung phía dưới.

Vậy nên tính giá bán trên Shopee như thế nào để không bị lỗ?

Không có công thức tính giá bán sản phẩm trên Shopee. Những công thức UpBase chia sẻ dưới đây dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm vận hành sàn của UpBase và nó vẫn mang lại hiệu quả đến bây giờ. Nhà bán hàng chỉ nên tham khảo ở mức tương đối.

Giá bán tối thiểu (giá min) = giá nhập + chi phí + lãi mong muốn

Giá niêm yết (mức giá tối đa shop đặt) = giá tối thiểu + các voucher áp dụng

Chi tiết chi phí gồm:

  • Phí sàn (đã đề cập bên trên)
  • Lương của bản thân: Nhiều nhà bán hàng bỏ qua phần này. Hãy tự ghi vào bảng chi phí mức lương của mình bao nhiêu? Giả sử bạn đi làm ở một công ty nào đó, với trình độ hiện tại mong muốn mức lương ra sao? 5 triệu, 10 triệu hay 20 triệu?
  • Chi phí nguyên vật liệu: Các nguyên vật liệu để đóng gói gồm : băng dính, kéo cắt băng dính, túi nilon, bìa cũ, xốp nổ, hộp carton… hãy ghi hết lại xem tháng vừa rồi chi phí hết bao nhiêu, cho dù Shop có làm gãy 2 cái kéo cắt băng dính, mua thêm 3 cái mới vẫn ghi vào. Ngoài ra còn chi phí mực in, giấy in… cũng thống kê xem 1 tháng hết từng nào?
  • Phí thuê nhà, điện nước, internet: Một tháng nhà bán hàng ước chừng xem dùng bao nhiêu tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền điện thoại, tiền xăng xe nếu phải chở hàng…. Shop chủ cần ước lượng, không cần quá chính xác.
  • Chi phí khấu hao tài sản: trong các khoản phí khi bán hàng trên Shopee, Shop không thể bỏ qua khoản khấu hao tài sản. Bạn phải mua máy tính, máy in, giá kệ để hàng, thậm chí xe máy thồ hàng… cũng phải ghi vào. Bạn tưởng tượng xem đồ đó dùng được trong bao lâu, mỗi tháng mất giá bao nhiêu rồi chia ra từng tháng sau đó ghi vào mục chi phí
  • Chi phí marketing: tùy vào ngành hàng mà chi phí marketing sẽ khác nhau

Ví dụ : Xe máy mua mới cứng 20 triệu, 6 tháng thay săm, lốp 1 lần, 1 năm bảo dưỡng định kỳ khoảng 3 triệu trong 12 tháng , sau 1 năm xe bán được 17 triệu vậy 1 năm hụt đi 6 triệu/ 12 tháng = 500k/ 1 tháng. Tính tương tự với đồ dùng khác.

Làm thế nào khi đối thủ bán phá giá trên Shopee?

Bên cạnh việc định giá sản phẩm trên Shopee sao cho chuẩn nhất, để không bị lỗ mà cũng không bị đắt. Một vấn đề khác nhà bán hàng phải đặc biệt quan tâm là phải làm gì khi đối thủ bán phá giá trên Shopee?

Vấn đề đặt ra: nhập hàng mất 70k, nhưng lên Shopee bán thấy giá 75k. Vậy có nên bán nữa hay không? Nếu như giá bán của đối thủ còn thấp hơn giá nhập của shop thì nên làm gì?

Bán phá giá là gì?

Hành vi bán hàng hoá hoặc dịch vụ ở mức giá quá thấp so với giá thông thường nhằm giành thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ban phá giá trên Shopee hiểu đơn giản là Shop giảm giá sâu, rẻ hơn mức giá chung mà sàn đang bán. Mục đích bán được nhiều hàng hơn và kéo traffic về gian hàng.

Nguyên nhân đối thủ bán phá giá trên Shopee

Nguồn hàng của shop chưa phải nguồn gốc, shop đang lấy hàng cho một bên trung gian. Đối thủ lấy được giá gốc thì không thể cạnh tranh về giá. Gặp phải vấn đề này thường là những shop mới, hoặc những sản phẩm mới. Shop chưa tối ưu được nguồn nhập.

Đối thủ lấy sản phẩm đó làm giá mồi, chấp nhận bán phá giá để tăng traffic, đánh giá shop. Đối với những shop thế này thì họ chơi khô máu rồi, chịu thôi.

Làm gì khi đối thủ bán phá giá?

Có một sự thật là khách hàng khi thấy mức giá rẻ bất ngờ sẽ tỏ ra nghi ngờ và so sánh. Hành vi khách mua trên sàn chỉ cần ảnh đẹp, giá rẻ, feedback hay là dễ chốt đơn. Bỏ qua nhóm đối tượng mua vì giá, Shop tập trung nhóm quan tâm đến chất lượng.

Shop cần chuẩn bị gì khi khách hàng so sánh?

  • Shop phải chắc chắn nguồn hàng nhập đang ở mức giá thấp nhất.
  • Tạo các mã voucher, giảm giá để kích thích khách.
  • Tối ưu triệt để phần đánh giá: Khách hàng có so sánh thì họ xem ở phần đánh giá là nhiều nhất. Hãy cho khách hàng thấy shop bạn uy tín và số tiền chênh lệch khách bỏ ra là xứng đáng, một khoản bảo hiểm: Cam kết về sản phẩm, hỗ trợ đổi trả,…. Bên cạnh đó việc phản hồi khách đánh giá 1 sao cũng cần phải chuyên nghiệp.

UpBase đã có bài viết: https://upbase.vn/giai-quyet-danh-gia-1-sao/

  • Đăng ký các gói freeship extra, miễn phí vận chuyển,…
  • Khách mua trên sàn chỉ cần ảnh đẹp, giá rẻ, feedback hay là dễ chốt đơn. Nếu không được giá thì đăng ảnh sản phẩm phải đẹp, nhìn sang – xin – mịn, nhìn rõ ràng, thông tin đầy đủ
  • Sử dụng hình thức tiếp thị liên kết ( Affiliate marketing):

Xem thêm: https://upbase.vn/chuong-trinh-tiep-thi-lien-ket-danh…/

  • Quan trọng: Phải có sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phải cho khách hàng thấy số tiền chênh lệch bỏ ra là xứng đáng.

Tạm kết:

Bài viết này UpBase đã chia sẻ bài viết cách đặt giá sản phẩm trên Shopee. Hi vọng nhà bán hàng thấy bài viết này hay.

Xem thêm các bài viết khác:

Khách hàng cho vào giỏ hàng nhưng không bấm mua

Quan Tâm UpBase OA cập nhật thông tin mới nhất

Newsletter!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...