sizevuong
Trần Anh

Tác giả:

Trần Anh

Chạy quảng cáo tốn tiền mà không ra đơn – Do bạn hay do Shopee?

Chạy quảng cáo tốn tiền mà không ra đơn – Do bạn hay do Shopee?

Việc chạy quảng cáo tốn tiền mà không ra đơn là một vấn đề nhức nhối mà hầu hết các nhà bán hàng đều gặp phải. Vậy giải pháp của vấn đề này là gì? UpBase đã đúc kết kinh nghiệm thực chiến vận hành gian hàng để tới người đọc. Mong rằng có thể giúp các nhà bán hàng giải quyết được những vấn đề này.

Nguyên nhân khiến quảng cáo Shopee không ra đơn

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc chạy quảng cáo nhưng không mang lại chuyển đổi. Có thể kể đến như:

Sản phẩm không phù hợp

Việc lựa chọn sản phẩm để chạy quảng cáo vô cùng quan trọng, việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quảng cáo, cũng như chi phí và lợi nhuận mang lại.

Các nhà bán hàng nên lựa chọn sản phẩm quảng cáo Shopee theo những tiêu chí sau:

Sản phẩm lợi nhuận cao

Sản phẩm chủ lực hoặc sản phẩm traffic của gian hàng

Chỉ nên chạy sản phẩm đã có nhiều lượt đánh giá tích cực

Lựa chọn từ khoá không phù hợp

Việc lựa chọn từ khóa không liên quan đến sản phẩm sẽ làm cho giá thầu của từ khóa tăng cao mà khi khách hàng tìm kiếm hiển thị ra sản phẩm không đúng với nhu cầu thì khách hàng cũng sẽ không mua. Khi lựa chọn từ khoá để quảng cáo Shopee, các nhà bán hàng cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Một trong những sai lầm khi chạy quảng cáo là chọn từ khóa cạnh tranh quá cao, trong khi ngân sách hạn hẹp, shop còn mới.
  • Lựa chọn những từ khóa không liên quan đến sản phẩm, khiến khách hàng không click.
  • Lựa chọn những từ khóa ít lượt tìm kiếm, từ khóa ngách nhỏ. Mặc dù giá từ khóa rẻ nhưng với lượt tìm kiếm ít, quảng cáo cũng khó tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng. Dẫn đến việc ít đơn hàng.

Không tối ưu sản phẩm trước khi chạy quảng cáoGian hàng và sản phẩm là 2 thứ hiển thị trực tiếp tới khách hàng. Cũng tương tự như cửa hàng offline, nhà bán hàng cũng cần trang trí cho gian hàng thật bắt mắt và thu hút khách hàng để tăng tỷ lệ ra đơn. Hãy tối ưu gian hàng bằng cách hạn chế nhất có thể những trường hợp sau:

Hình ảnh và video quảng cáo kém chất lượng

  • Video và hình ảnh cần đẹp đẽ, bắt mắt, đảm bảo độ nét để khách hàng có thể tìm hiểu về hình dáng và chất liệu sản phẩm
  • Kích thước hình ảnh và video phải đúng với kích thước chuẩn của sàn

Tiêu đề và mô tả sản phẩm không thu hút

  • Tiêu đề sản phẩm: Tiêu đề chuẩn Seo
  • Mô tả sản phẩm: Thông số kỹ thuật rõ ràng, thông tin minh bạch
  • Đánh giá của những khách hàng cũ.Khi nhà bán hàng đã tối ưu sản phẩm, cùng với tên gian hàng chuyên nghiệp, mô tả về gian hàng đầy đủ chi tiết, khách hàng sẽ nhận thấy sự uy tín của sản phẩm và gian hàng. Khi khách hàng tin, quyết định mua sản phẩm sẽ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Giá thầu không phù hợp

Giá thầu quá cao với ngân sách quảng cáo hàng ngày thấp là một sai lầm rất phổ biến.Nếu shop muốn chạy ngân sách 100.000đ trong 1 ngày. Giá thầu là 5.000đ/ click. Như vậy thì khi đật số lượng 20 click quảng cáo sẽ dừng. Khoảng thời gian còn lại trong ngày, sản phẩm sẽ không được phân bổ tiếp cận người dùng.Ngược lại, giá thầu quá thấp so với những đối thủ cạnh tranh sử dụng cùng một từ khoá thì quảng cáo sẽ không được tối ưu.Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng để giữ cho quảng cáo hoạt động trong suốt 24h.

Loại hình quảng cáo không phù hợpRất nhiều nhà bán hàng mặc định quảng cáo Shopee chỉ có 1 loại duy nhất là đấu thầu từ khóa. Tuy nhiên, thực tế quảng cáo Shopee có 3 loại hình cụ thể:

  • Quảng cáo đấu thầu từ khóa: Ưu điểm nhanh, dễ. Nhược điểm chi phí cao.
  • Quảng cáo khám phá: Quảng cáo này khó hơn đấu thầu từ khóa, nhưng chi phí lại thấp hơn rất nhiều.
  • Quảng cáo shop Ads: Loại quảng cáo giúp nhà bán hàng quảng bá gian hàng, phù hợp các shop tầm trung.

Đa số nhà bán hàng chỉ sử dụng loại hình quảng cáo đấu thầu từ khóa. Tuy nhiên các chủ shop nên phân bổ ngân sách và kết hợp các loại hình khác nhau để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.

Cách khắc phục chạy quảng cáo Shopee không ra đơn

Dưới đây là một số lưu ý các nhà bán hàng cần biết để khắc phục việc chạy quảng cáo Shopee không ra đơn:

Kiểm tra lại sản phẩm

Đảm bảo sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.

Sau khi xem quảng cáo sản phẩm, người mua có thể sẽ so sánh giá sản phẩm của bạn với những sản phẩm tương tự được bán bởi những người bán khác trên Shopee. Bạn nên thường xuyên kiểm tra giá của sản phẩm và duy trì mức giá cạnh tranh nhất có thể.

Nên chạy quảng cáo cho những sản phẩm đã có nhiều đánh giá tích cực, Feedback từ người mua. Giá thầu của Shopee sẽ bị ảnh hưởng bởi một chỉ số ẩn được gọi là “Điểm chất lượng”. Chỉ số này sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: Cấp độ liên quan của từ khóa với sản phẩm; ý kiến, phản hồi, đánh giá, nhận xét từ khách hàng; tốc độ bán sản phẩm; video, hình ảnh,…

Tối ưu từ khoá

Chọn từ khóa liên quan đến sản phẩm, có lượt tìm kiếm cao, cạnh tranh thấp.

Nhà bán hàng có thể đấu thầu các từ khóa trên Shopee, đặc biệt là các từ khóa liên quan nhiều đến sản phẩm mà mình đang cung ứng. Theo đó, Quảng cáo sẽ đẩy mặt hàng đầu hoặc những vị trí dễ nhìn thấy và lựa chọn nhất.

Từ khoá quảng cáo càng liên quan trực tiếp đến sản phẩm, nhu cầu của người mua đối với sản phẩm, giúp người dùng tìm thấy sản phẩm họ cần sẽ giúp tăng tỷ lệ chốt đơn của khách hàng khi click.

Nhà bán hàng có thể sử dụng công cụ keywordtool.io hoặc sử dụng trực tiếp công cụ phân tích từ khóa từ Shopee để xác định từ khóa. Bạn chỉ cần gõ lên thanh tìm kiếm từ khóa gốc và xem gợi ý của công cụ đối chiếu với các chỉ số xác định mức độ cạnh tranh rồi lựa chọn từ khóa phù hợp.

Chọn từ khóa theo công thức: từ khóa = phần gốc + phần bổ sung. Trong đó, phần gốc là từ khoá chính

Tối ưu giá thầu

Tìm ra mức giá thầu phù hợp để quảng cáo của bạn được hiển thị ở vị trí cao mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Chạy quảng cáo tốn tiền mà không ra đơn

Nếu bạn có ngân sách là 500.000đ/ngày nhưng giá thầu lên với 10.000đ/click, quảng cáo mới chạy được tới được nửa ngày đã hết ngân sách và dừng lại. Nửa ngày còn lại quảng cáo không được hiển thị và chắc chắn sẽ bỏ qua lượng khách hàng tiềm năng.

Chính vì thế nhà bán hàng cần cân đối sao cho quảng cáo được hiển thị xuyên suốt 24h với mức giá thầu hợp lý quảng cáo sẽ được hiển thị ở vị trí tối ưu và tiết kiệm được ngân sách quảng cáo.

Có 2 cách giúp nhà bán hàng tối ưu được giá thầu quảng cáo Shopee hiệu quả.

  • Set giá thầu ở mức thấp nhất và nâng giá thầu dần lên đến khi đạt được vị trí phù hợp thì dừng lại.
  • Liên tục theo dõi và tối ưu giá thầu của từng từ khóa để sản phẩm để luôn giữ được vị trí quảng cáo tốt theo mong muốn.

Đối với từ khoá có lượt xem nhỏ hoặc bằng 0, tăng giá thầu để cải thiện thứ hạng (nên tăng từng chút, khoảng 20% một lần). Nếu đã tăng lên mức cao khoảng 1.500đ mà vẫn chưa có lượt xem, nên chuyển từ khóa đó qua từ khóa mở rộng. Cài giá thầu về 1.000đ rồi tiếp tục theo dõi, khi bắt đầu có lượt xem mà đắt quá thì sẽ giảm giá thầu về dần mức tối thiểu 400đ.

Xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả

Xác định rõ mục tiêu quảng cáo, phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu,…

Nhà bán hàng cần xác định rõ mục tiêu của mình là tăng hiển thị hay tăng chuyển đổi. Từ đó đưa ra chân dung khách hàng mục tiêu cụ thể: Độ tuổi, thu nhập, sở thích, hành vi để cài đặt quảng cáo.

Cách chạy quảng cáo Shopee hiệu quả là lựa chọn từ khóa phù hợp ngân sách, dựa vào sản phẩm bạn bán và hành vi tìm kiếm của khách hàng mục tiêu. Nếu ngân sách chi cho quảng cáo là tương đối thoải mái, bạn có thể lựa chọn loại Từ khóa phổ biến để mở rộng tệp khách hàng (lượng tìm kiếm và giá thầu cao).

Ngược lại, với ngân sách hạn hẹp, bạn nên triển khai hệ thống từ khóa ngách, đánh trúng tệp khách hàng mục tiêu hướng đến.

Chạy test sản phẩm

Dù bạn đã có chiến lược rõ ràng cụ thể cho sản phẩm của mình, setup gian hàng chuẩn nhưng cũng không thể chắc chắn 100% rằng quảng cáo Shopee của bạn sẽ đạt hiệu quả cao. Vì vậy, hãy test thử quảng cáo trước khi vít ngân sách lớn để đảm bảo rằng bạn không bị lãng phí ngân sách.

Tối ưu hình ảnh và video quảng cáo

Như đã nhắc đến trong phần nguyên nhân, để quảng cáo Shopee đạt hiệu quả cao, hình ảnh và video quảng cáo cần thu hút, thể hiện được đặc điểm nổi bật của sản phẩm.

Chạy quảng cáo tốn tiền mà không ra đơn

Khi mua sắm online, khách hàng không thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và chỉ cảm nhận thông qua hình ảnh mà nhà bán hàng cung cấp. Vì vậy nên đây là yếu tố quan trọng bước đầu thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Đối với gian hàng trên Shopee ngoài hình ảnh mẫu (thường các bạn lấy trên mạng) hãy cung cấp thêm ảnh thật cho khách hàng càng chi tiết càng tốt, thể hiện nhiều góc quay, góc chụp để khách hàng dễ dàng hình dung từ đó mà tăng thêm cảm xúc cho họ.

Theo dõi và tối ưu quảng cáo thường xuyên

Giám sát hiệu suất quảng cáo

Theo dõi hiệu suất Quảng cáo thông qua các số liệu có thể đo lường được như Số lượt xem, Tỷ lệ Click, Lượt chuyển đổi và Tỷ suất hoàn vốn (= Doanh thu/Chi phí).

Nếu bạn chạy quảng cáo lần đầu, hãy chờ ít nhất 2 tuần trước khi tải báo cáo về để có dữ liệu đầy đủ và thiết thực. Shopee khuyến khích bạn hạn chế điều chỉnh quảng cáo trong 2 tuần đầu tiên.

Kiểm tra hiệu quả quảng cáo ít nhất 1 lần 1 ngày. Sau 2 tuần, bạn có thể kiểm tra thường xuyên hơn để điều chỉnh nếu quảng cáo không hoạt động theo mong đợi và tối ưu hóa quảng cáo của bạn.

Cải thiện trang chi tiết sản phẩm

Trang thông tin sản phẩm là nơi người mua có thể tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm của bạn. Từ đó, họ sẽ đưa ra quyết định có nên mua sản phẩm đó hay không.

Dưới đây là 4 “key quan trọng” đối với một trang thông tin sản phẩm giúp bạn truyền tải những thông tin nổi bật nhất tới người mua một cách hiệu quả hơn

Chạy quảng cáo tốn tiền mà không ra đơn

Về ảnh mô tả sản phẩm

  • Kiểm tra xem sản phẩm khi chụp có được chiếu sáng tốt và phân bố đều hướng tập trung khi lên hình không
  • Đảm bảo rằng sản phẩm của bạn chiếm hơn một nửa không gian của khung hình
  • Sử dụng hình ảnh thực tế của sản phẩm có sẵn, không nên cường điệu hoá các tính năng của sản phẩm hay sử dụng quá nhiều hình minh họa
  • Sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao, tối thiểu là 1024 x 1024 pixels
  • Sử dụng khung ảnh hình vuông với tỷ lệ 1:1

Khi đăng tải ảnh sản phẩm, bạn nên lưu ý một số điểm như:

  • Nên chụp sản phẩm từ nhiều góc khác nhau (ví dụ như chụp xéo, chụp từ trên xuống, chụp cận cảnh,…)
  • Ảnh nên thể hiện đủ các phân loại có sẵn của sản phẩm (ví dụ như màu sắc, kiểu dáng,…)
  • Bao bì sản phẩm
  • Đăng tải những ảnh có bổ sung thêm về sản phẩm như chữ viết hay bảng biểu (bảng số đo tham khảo, danh sách các thành phần có trong sản phẩm,…)
  • Hình ảnh mô tả cách sử dụng sản phẩm
  • Hình ảnh cho thấy kích thước sản phẩm của bạn sẽ phù hợp với người dùng nào
  • Hình ảnh của bạn không nên bao gồm các sản phẩm đi kèm không được bán trong cùng một gói hàng
  • Tránh những hình ảnh có chèn những logo mờ, chữ ký bản quyền hay có những hình đồ hoạ, chúng sẽ làm người mua cảm thấy khó chịu
  • Chọn hình ảnh thu hút nhất và mang tính truyền đạt thông tin cao nhất để làm hình ảnh hiển thị chính cho sản phẩm của bạn
  • Trưng bày sản phẩm của bạn trên một khung nền trơn và đơn giản. Bạn nên sử dụng khung nền màu trắng trơn để làm hình ảnh hiển thị chính

Tiêu đề sản phẩm

Đặt tiêu đề đầy đủ thông tin, ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu

Đính kèm tên thương hiệu, dòng sản phẩm và kiểu sản phẩm, nếu có. Đính kèm tính năng đặc biệt của sản phẩm như vật liệu, thành phần chính, màu sắc, kích thước và số lượng

Dưới đây là một số ví dụ gợi ý về các thông tin nên có trong tên sản phẩm:

  • Akemiuchi [tên thương hiệu]
  • Chữ ký Akemi [dòng sản phẩm]
  • Trang trí [kiểu sản phẩm]
  • Cotton Sateen, sợi dệt 750 [chất liệu và thành phần chính]
  • Bao gối (xanh dương, cỡ lớn, bộ 2 cái) [màu sắc, kích thước và số lượng]
  • Tránh chèn những chi tiết không liên quan hay không chuẩn xác vào tên sản phẩm, vì điều này sẽ gây rối cho người mua và làm giảm khả năng hiển thị sản phẩm của bạn trên danh sách tìm kiếm
  • Sử dụng chữ cái in hoa đầu tiên trong tiêu đề sản phẩm và tránh viết hoa tất cả các kí tự trong tiêu đề

Chi tiết sản phẩm

Phần chi tiết sản phẩm sẽ góp phần cung cấp những thông tin quan trọng và chi tiết hơn về sản phẩm của bạn. Những thông tin chuẩn xác và đầy đủ trong chi tiết sản phẩm cũng sẽ giúp cải thiện khả năng hiển thị sản phẩm của bạn trên danh sách tìm kiếm.

Lưu ý:

  • Điền vào các thuộc tính bắt buộc và các thuộc tính tự chọn (nếu có thể)
  • Điền thông tin về thuộc tính sản phẩm chính xác và dễ hiểu
  • Hãy đảm bảo không có lỗi đánh máy

Mô tả sản phẩm

Hãy cố gắng làm cho mô tả sản phẩm của bạn có nhiều thông tin hữu ích và ngắn gọn nhất có thể

Đặt những tính năng hấp dẫn nhất, hay dễ dàng nhận biết nhất của sản phẩm lên phần đầu của mô tả như:

  • Phiếu bảo hành
  • Đặc điểm có thể giúp tạo ấn tượng tốt về chất lượng sản phẩm (ví dụ như quốc gia sản xuất, chất liệu sản xuất chất lượng cao, đội ngũ thợ lành nghề, thông tin về năm tuổi cho các sản phẩm rượu vang và rượu whisky)
  • Thông tin khiến sản phẩm trở nên đặc biệt và duy nhất (ví dụ như phiên bản đặc biệt của một bộ sưu tập, bộ sưu tập có giới hạn, bộ sưu tập dành riêng cho Tết Âm Lịch)

Đặt những thông tin ít quan trọng hơn ở phần cuối của mô tả sản phẩm. Những thông tin này bao gồm màu sắc, kích thước, chất liệu, số đo, hạn sử dụng, và hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Thường xuyên cập nhật mô tả sản phẩm, chẳng hạn như những thay đổi về đặc điểm sản phẩm, điều chỉnh mô tả sản phẩm để làm rõ thông tin hơn và giúp người mua dễ hiểu hơn.

Quản lý chi phí quảng cáo

Chi phí quảng cáo có thể được quản lý bằng hai cách:

Thiết lập Giá thầu cho mỗi lượt click:

Giá thầu là mức giá tối đa mà nhà bán hàng sẵn sàng chi trả mỗi lượt click của người mua trong quảng cáo của mình. Nhà bán hàng có thể:

  • Sử dụng giá thầu gợi ý khi bạn muốn độ hiển thị quảng cáo sản phẩm ở mức tối đa.
  • Sử dụng giá thầu thấp nhất nếu bạn chưa chắc chắn về khả năng bán được hàng của sản phẩm chạy quảng cáo này. Kiểm tra Tỷ lệ hoàn vốn và thứ hạng của quảng cáo sau mỗi tuần. Nếu thứ hạng thấp (số càng cao, thứ hạng càng thấp) và Tỷ lệ Hoàn vốn cao, hãy tăng giá thầu.

Thiết lập Ngân sách quảng cáo:

Thiết lập không giới hạn cho Ngân sách quảng cáo nếu bạn muốn mở rộng độ hiển thị. Nếu Shop bạn lần đầu sử dụng Quảng cáo Shopee hay có giới hạn về kinh phí quảng cáo, bạn hoàn toàn có thể thiết lập Ngân sách hằng ngày hoặc Tổng ngân sách. Chi phí quảng cáo của bạn sẽ không vượt quá ngân sách bạn đã thiết lập.

Ví dụ:

  • 10.000đ Ngân sách hằng ngày có nghĩa là quảng cáo sẽ dừng khi dùng hết 10.000đ trong ngày.
  • 100.000đ Tổng ngân sách có nghĩa là quảng cáo sẽ bị dừng khi dùng hết 100.000đ trong suốt cả chiến dịch

Tạm kết

Quảng cáo Shopee giúp người bán tăng mức độ hiển thị và tăng trưởng doanh thu trên sàn. Đồng thời, việc quảng cáo Shopee cũng hỗ trợ người bán phát triển cho thương hiệu của mình.

Bán hàng trên Shopee hiện được xem là một môi trường kinh doanh tiềm năng cho nhiều nhà bán lẻ. Đặc biệt hơn nếu kinh doanh đa kênh, đa sàn TMĐT để mở rộng doanh thu. Tuy nhiên, cốt lõi của việc người mua có ủng hộ thương hiệu của bạn hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm và giá trị mà thương hiệu mang lại. Vì vậy, các nhà bán hàng không nên quá phụ thuộc vào quảng cáo mà quên đi việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm.

Xem thêm các bài viết khác:

Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp với mô hình 30/16/365

Tối ưu tỷ lệ khách hàng quay lại với Chương trình thành viên LazMall

Xuất bản vào 1/3/2024

Bài viết mới

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next