Nguyễn Công Phúc

Tác giả

Nguyễn Công Phúc

Các hạng mục & cách quản lý chi phí bán hàng (+3 kinh nghiệm)

10/2/2024

0

Các hạng mục & cách quản lý chi phí bán hàng (+3 kinh nghiệm)

Trong kinh doanh, việc tính toán và kiểm soát chi phí bán hàng là cực kỳ quan trọng. Để bạn hiểu rõ về chi phí bán hàng, UpBase sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về các hạng mục chi phí và cách tính chi phí bán hàng đơn giản trong bài viết dưới đây. Khám phá hơn!

Chi phí bán hàng là gì?

Chi phí bán hàng là gì?
Chi phí bán hàng là gì?

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp sử dụng trong quá trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ của mình cho khách hàng, ví dụ như phí thuê nhân công, chi phí quảng cáo, phí giới thiệu sản phẩm, phí vận chuyển, phí bảo hành, phí mua phần mềm quản lý bán hàng … Doanh nghiệp cần kiểm soát và liên tục tối ưu chi phí bán hàng để gia tăng lợi nhuận trên giá bán, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. 

Chi tiết các hạng mục chi phí bán hàng

Để cụ thể hơn về chi phí bán hàng, dưới đây là các hạng mục chi phí chi tiết mà bạn cần nắm được: 

Chi phí nhân viên

Đây là các khoản phí doanh nghiệp sử dụng để trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, nhân viên kho … Khoản phí này bao gồm tiền lương, tiền công, tiền phụ phí (ăn trưa) và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn … 

Chi phí nguyên vật liệu và bao bì

Đây là các khoản phí dùng cho vật liệu, bao bì để đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Chi phí này có thể bao gồm thêm các khoản phí dùng cho việc sửa chữa, bảo quản tài sản cố định (TSCĐ) phục vụ cho bộ phận bán hàng. 

Chi phí dụng cụ, đồ dùng bán hàng

Khoản phí này dùng để mua dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Doanh nghiệp có thể chi phí cho máy móc, trang thiết bị, phần mềm công nghệ để phục vụ cho việc bán hàng thuận lợi. 

Chi phí khấu hao (máy móc, nhà xưởng ...)

Chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao là khoản chi phí dùng để bù trừ cho khoản sụt giảm (về chất lượng hoặc thời hạn sử dụng) của TSCĐ như máy móc, nhà xưởng … theo thời gian sử dụng.  

Chi phí bảo hành

Chi phí bảo hành là khoản phí doanh nghiệp sử dụng để bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa cho người mua khi phát sinh lỗi. Các khoản phí này thường gồm phí để gửi hàng sửa chữa, phí hoàn tiền, hay phí đổi sản phẩm mới. 

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Nếu doanh nghiệp sử dụng thêm các dịch vụ mua ngoài thì sẽ phát sinh thêm khoản chi phí này. Các dịch vụ mua ngoài phổ biến như thuê kho, thuê dịch vụ bốc dỡ hàng hóa, thuê đơn vị vận chuyển … 

Các chi phí bằng tiền phát sinh khác

Ngoài các chi phí trên, doanh nghiệp có thể phát sinh một số chi phí bán hàng khác (không cố định) như chi phí tiếp khách hàng, chi phí thiết kế hình ảnh, chi phí hội chợ … 

Hướng dẫn cách tính chi phí bán hàng & ví dụ cụ thể

Vậy cách tính chi phí bán hàng như thế nào? Công thức cụ thể là: 

Chi phí bán hàng = Tổng tất cả các chi phí nêu trên.

Ví dụ:

Một cửa hàng chi các khoản chi phí hàng tháng như sau: 

  • Chi phí nhân viên: 40 triệu 
  • Chi phí máy móc, dụng cụ: 10 triệu
  • Chi phí bao bì: 10 triệu
  • Chi phí khấu hao: 5 triệu 
  • Chi phí bảo hành: 2 triệu 
  • Chi phí phát sinh: 6 triệu 

Như vậy tổng chi phí bán hàng một tháng của cửa hàng này là: 

Chi phí bán hàng = 40 triệu + 10 triệu + 10 triệu + 5 triệu + 2 triệu + 6 triệu = 83 triệu. 

Quản lý chi phí bán hàng hiệu quả - 3 kinh nghiệm nên nắm rõ

uản lý chi phí bán hàng hiệu quả
Quản lý chi phí bán hàng hiệu quả

Quản lý chi phí bán hàng là cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp kiểm soát được giá vốn hàng bán, tăng được biên lợi nhuận và tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Để quản lý chi phí bán hàng hiệu quả, bạn nên nắm rõ 3 kinh nghiệm sau: 

Phân bổ chi phí bán hàng hợp lý

Chi phí bán hàng là tổng của nhiều loại chi phí khác nhau (như đã giới thiệu ở trên), do đó doanh nghiệp cần hiểu rõ về từng loại chi phí và phân bổ sao cho hợp lý.  

Có kế hoạch quản trị chi phí kinh doanh rõ ràng

Bên cạnh việc phân bổ chi phí hợp lý, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch quản trị chi phí kinh doanh rõ ràng. Bám sát vào kế hoạch kinh doanh để xây dựng kế hoạch chi phí cho từng giai đoạn, từ đó tránh phát sinh thêm chi phí và giúp quản trị hiệu quả hơn. 

Sử dụng phần mềm lý quản lý chi phí bán hàng

Một trong những phương pháp giúp quản lý chi phí bán hàng hiệu quả đó là sử dụng phần mềm quản lý. Phần mềm sẽ giúp bạn cập nhật và theo dõi các hạng mục chi phí dễ dàng, thời điểm phát sinh, tổng chi phí … Bạn có thể xuất dữ liệu và báo cáo rất nhanh chóng. 

Một số câu hỏi thường gặp

Chi phí bán hàng khác gì chi phí quản lý doanh nghiệp?

Nhiều người thường nghĩ rằng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là một. Nhưng trên thực tế đây là hai loại chi phí khác nhau: 

  • Chi phí bán hàng: Là tất cả các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng hóa, dịch vụ, có thể là chi phí bán hàng gián tiếp (phát sinh trước/hoặc khi bán hàng như chi phí tiếp khách, tiền lương nhân viên bán hàng), hoặc là chi phí bán hàng trực tiếp (phát sinh tại thời điểm bán hàng như chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch …). 
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức và vận hành doanh nghiệp, không liên quan trực tiếp đến quá trình bán hàng, như lương nhân viên, bảo tiền điện, tiền thuê văn phòng … 

Lệ phí môn bài có phải là chi phí bán hàng không?

Lệ phí môn bài (còn gọi là thuế môn bài) là loại thuế kinh doanh mà doanh nghiệp cần nộp lại cho cơ quan thuế dựa trên vốn điều lệ/vốn đầu tư. Do đó lệ phí môn bài là một khoản phí thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp, không phải chi phí bán hàng. 

Chi phí bán hàng chiếm bao nhiêu là hợp lý?

Tùy vào từng ngành hàng và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà chi phí bán hàng sẽ chiếm một tỷ trọng khác nhau. Bạn có thể nghiên cứu các đối thủ cùng ngành, cùng giai đoạn phát triển để so sánh xem tỷ trọng chi phí bán hàng hiện tại của doanh nghiệp là đang cao hay thấp. Điều quan trọng là bạn cần tìm ra các giải pháp để tối ưu chi phí bán hàng sao cho hiệu quả nhất. 

Kết luận

Qua bài viết, UpBase đã cung cấp thông tin chi tiết về các hạng mục chi phí bán hàng và cách tính chi phí bán hàng kèm ví dụ cụ thể. Quản trị chi phí bán hàng là cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp kiểm soát được giá vốn, tăng được lợi nhuận biên và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bạn cũng đã hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Quan Tâm UpBase OA cập nhật thông tin mới nhất

Newsletter!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...