Kể từ năm 2018/2019 đến nay, khi Thương mại điện tử bắt đầu phát triển và cực kỳ sôi động tại thị trường Đông Nam Á và Việt Nam. Chúng ta đã quá quen thuộc với thuật ngữ “Thương mại điện tử”, sau thời kỳ phát triển bùng nổ, hành trình của người dùng thay đổi do sự xuất hiện của GenZ, thương mại điện tử truyền thống bắt đầu có xu hướng chậm lại và chứng kiến sự bùng nổ của Social Commerce. Vậy Doanh nghiệp và thương hiệu cần thay đổi chiến lược thế nào để đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng và tiếp cận thị trường? Cùng UpBase tìm hiểu về Social Commerce. Sự khác biệt giữa Social Commerce vs E-Commerce là gì? Và liệu Doanh nghiệp có cần cả hai?
Sự khác biệt giữa Social Commerce và E-Commerce
Trong khi E-Commerce là việc bán và mua các sản phẩm, dịch vụ qua internet thì Social Commerce liên quan đến việc bán sản phẩm và dịch vụ thông qua các nền tảng truyền thông xã hội.
Nhìn chung, các mô hình kinh doanh Thương mại điện tử (e-Commerce) hoạt động theo 3 cách:
- Doanh nghiệp sở hữu website Thương mại điện tử riêng chỉ bán các sản phẩm của Thương hiệu
- Sở hữu gian hàng và bán hàng qua các nền tảng Thương mại điện tử thứ ba như Shopee/ Lazada/ TikTok Shop. Hoặc sử dụng các nền tảng thương mại điện tử tích hợp với trang web hiện có như Shopify, Woocommerce và Magento.
- Vừa kết hợp giữa trang web Thương mại điện tử Doanh nghiệp sở hữu vừa bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử thứ 3
Social Commerce thì sao?
- Các giải pháp kinh doanh trên Social Commerce có thể kể đến như:
Các giải pháp mua sắm cho người tiêu dùng trên mạng xã hội như (cửa hàng trên facebook, instagram, tiktok)
- Livestream tương tác trực tiếp giữa người bán hàng và người mua hàng
Social Commerce là tương lai của ngành bán lẻ
Việc kết hợp giữa các phương tiện truyền thông xã hội, video và Thương mại điện tử đã làm cho việc mua sắm trở nên thú vị và được tương tác nhiều hơn. Sự tương tác này là tương tác 2 chiều qua lại giữa người mua và người bán thay vì một chiều từ người bán như các nền tảng Thương mại điện tử hiện tại.
Vậy lý do tại sao Social Commerce đã cực kỳ phát triển, tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Bắc Mỹ và tới đây tiếp tục là các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam:
Đối với Thương hiệu:
- Có quyền và cơ hội truy cập vào cơ sở người dùng khổng lồ
- Kết nối với người tiêu dùng tiềm năng để thúc đẩy doanh số bán hàng
- Khuếch đại phạm vi tiếp cận thương hiệu thông qua truyền miệng kỹ thuật số
Nền tảng Social Commerce:
- Nổi bật bằng cách rút ngắn hành trình mua sắm
- Có được thông tin chi tiết, dữ liệu phong phú về người tiêu dùng – và mạng lưới của họ
- Có thể bán nhiều quảng cáo được nhắm mục tiêu hơn cho công ty bán lẻ
- Người tiêu dùng:
- Tiết kiệm thời gian với trải nghiệm mua sắm hợp lý
- Đa dạng hơn trong lựa chọn mua sắm
- Vừa sử dụng mạng xã hội, kết nối và vừa mua sắm trực tuyến
Liệu Doanh nghiệp có cần cả Social Commerce và E-Commerce?
Hành trình của người tiêu dùng đang có sự thay đổi do Gen Z ngày càng gia nhập nhiều hơn vào thị trường người tiêu dùng. Dù thế nào thì tệp khách hàng của Doanh nghiệp/ Thương hiệu trong thời gian tới và tương lai chắc chắn sẽ là GenZ.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh lạm phát và lãi suất tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt và cân nhắc hơn khi mua sắm.
Cuối năm sẽ là giai đoạn gỡ gạc đẩy mạnh của thị trường bán lẻ. Điều này đồng nghĩa với việc các Thương hiệu cần nắm chặt khách hàng trong tay và không để lãng phí bất kỳ nguồn tài nguyên nào.
Hãy tập trung tiếp cận những nơi mà người tiêu dùng tập trung nhiều và dễ dàng đưa ra quyết định chi tiêu nhất. Đó chắn chắn sẽ có Social Commerce bao gồm TikTok Shop, Facebook, Instagram,…
Hiện tại, đâu là nền tảng Social Commerce tốt nhất tại thị trường Việt Nam?
Khi nhắc đến nền tảng Social Commerce tốt nhất, chắc chắn không thể không kể đến TikTok. TikTok là một nền tảng mạng xã hội video.
Trước khi có TikTok Shop, TikTok đã rất thành công trong mảng Influencer Marketing với sự bùng nổ của video ngắn, mạng lưới KOC/ KOL hoạt động sôi nổi trên nền tảng đã giúp nhiều Thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng hơn, từ đó lấy được niềm tin từ người tiêu dùng và tăng trưởng Doanh thu.
Lời khuyên và công cụ hiệu quả để xây dựng Social Commerce cho Doanh nghiệp của bạn
Doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược, lựa chọn sản phẩm phù hợp và nền tảng tiếp cận tiềm năng. Sau khi đã thiết lập gian hàng Social Commerce.
Những bước Doanh nghiệp cần tập trung để kênh Social Commerce thật sự hiệu quả
- Bước 1: Set goals & pain points
- Bước 2: Setup customer journey & Mapping & Identify key touch point
- Bước 3: Operations & Ads distribution
- Bước 4: Khai phá dữ liệu (Data mining) & Data mapping
Checklist xây dựng Social Commerce dành cho Doanh nghiệp
- Tư duy đã sẵn sàng chuyển đổi Social Commerce chưa?
- Xây dựng Chiến lược thương hiệu với sản phẩm mới cho kênh Social Commerce
- Xây dựng kế hoạch truyền thông tổng thể
- Xây dựng chiến lược nội dung và sáng tạo đa kênh, đa điểm chạm
- Xây dựng team quản trị kênh Social Commerce: inhouse hay outsource? Team brand hay team e-com hay team growth?
- Đăng ký và xây dựng gian hàng Social Commerce: ví dụ như thiết lập gian hàng TikTok Shop?
- Chuẩn bị Logistics: quy trình, nhà cung cấp, chính sách
- Lựa chọn tính cách thương hiệu gắn với các kênh phân phối mới (Affiliate, Influencer Marketing với hệ thống KOCs: nhóm chuyên gia, nhóm giải trí,…)
- Phân phối và vận hành quảng cáo đa kênh
- Kiểm soát dữ liệu khách hàng đa kênh
Các thương hiệu nên đảm bảo việc tiếp cận người tiêu dùng mới, sẵn có thông qua việc tối ưu hóa dữ liệu, mang đến những quảng cáo nhắm đúng đối tượng vào thời điểm mua hàng, tác động đến sự hội tụ bán hàng trực tuyến
Và cuối cùng, dù là e-Commerce hay Social Commerce, hãy luôn có mặt để chăm sóc khách hàng của bạn
Tìm hiểu thêm về các nội dung liên quan đến TikTok và TikTok Shop của UpBase tại đây:
Làm sao để Livestream TikTok thành công?
UpBase MCN Tiktok – KOL/KOC nhận được gì khi tham gia?
Tiêu chí booking KOC – Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ UpBase