Ngô Thanh Huyền

Tác giả

Ngô Thanh Huyền

Tìm hiểu về Bán hàng trên nền tảng Amazon

3/12/2024

0

Tìm hiểu về Bán hàng trên nền tảng Amazon

Amazon là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới, với hơn 300 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Điều này khiến Amazon trở thành một cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các thương hiệu từ mọi quy mô.

Nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới

Amazon là một nền tảng trực tuyến được biết đến trên toàn thế giới, cho phép người bán và người mua trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Được thành lập vào năm 1994, Amazon bắt đầu như một cửa hàng bán sách trực tuyến và sau đó mở rộng sang nhiều ngành hàng khác nhau, bao gồm đồ điện tử, thời trang, đồ gia dụng, đồ chơi, và nhiều loại hàng hóa khác. Amazon cung cấp nền tảng mua sắm thuận tiện và đa dạng, kết nối hàng triệu người mua và người bán trên khắp thế giới.

Amazon Global Selling là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới của Amazon. Đây là một chương trình cho phép các nhà bán hàng trên toàn cầu bán hàng của họ trực tiếp cho các khách hàng quốc tế thông qua các cửa hàng của Amazon ở các quốc gia khác nhau như Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Vương quốc Anh, Châu Âu, Nhật Bản, Úc và nhiều nơi khác. Và đang dần trở thành một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường quốc tế và tận dụng sức mạnh của hệ thống phân phối toàn cầu của Amazon.

Amazon phát triển mạnh tại quốc gia và khu vực nào?

Amazon phát triển mạnh mẽ nhất tại các quốc gia và khu vực có thị trường tiêu dùng lớn và hạ tầng Internet phát triển tốt. Một số quốc gia và khu vực mà Amazon phát triển mạnh bao gồm:

  • Hoa Kỳ: Là thị trường gốc của Amazon và là nơi có doanh thu lớn nhất.
  • Châu Âu: Bao gồm Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan và các quốc gia khác, với Amazon có mặt thông qua các website Amazon EU.
  • Nhật Bản: Amazon có sự hiện diện mạnh mẽ ở Nhật Bản, một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới.
  • Canada: Amazon cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng tại Canada thông qua trang web Amazon.ca.
  • Ấn Độ: Là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của Amazon, với mức tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây.
  • Trung Đông: Amazon có mặt tại các quốc gia như UAE và Saudi Arabia, nơi có nhu cầu tiêu dùng cao và tiềm năng phát triển.
  • Việt Nam: Là một thị trường mới đầy tiềm năng mà Amazon muốn nhắm đến.

Ngoài ra, Amazon cũng đang mở rộng và phát triển ở nhiều quốc gia và khu vực khác trên thế giới.

Amazon đã để mắt đến thị trường Việt Nam

Không chỉ muốn Amazon.com là cái tên quen thuộc với hầu hết người dân Mỹ, hiện tại, Amazon không ngừng phát triển và tham vọng chiếm lĩnh các thị trường ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Trên thực tế, Amazon đã lập được một số trang web ở nhiều nước trên toàn cầu như:

  • Amazon.co.uk là trang dành cho thị trường người dùng ở nước Anh.
  • Amazon.co.jp là trang dành cho người dùng ở Nhật Bản.
  • Amazon.de là trang dành cho người dùng ở Đức.
  • Amazon.sg là trang dành cho người dùng ở Singapore.
  • Amazon.com.au là trang dành cho người dùng ở Úc.
  • Amazon.fr là trang dành cho người dùng ở Pháp.
  • ....

Gần đây, Amazon đã mở cửa trang web Amazon Việt Nam (Amazon.vn), đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam trên nền tảng này. Việc ra mắt trang web này không chỉ giải quyết những vấn đề mà người tiêu dùng Việt thường gặp khi mua hàng trên Amazon, mà còn mang lại nhiều chính sách bảo vệ khách hàng, từ đó nâng cao uy tín và đánh giá tích cực cho trang web.

Với sự xuất hiện của Amazon Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh nhìn vào Amazon như một cơ hội mới để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, quy trình đăng ký bán hàng trên Amazon có thể gặp phải nhiều thách thức, khiến cho việc tham gia vào sàn thương mại điện tử này trở nên khó khăn.

Amazon Global Selling đã hợp tác với các đơn vị có uy tín và sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại điện tử như UpBase Ecommerce Enabler, Aglobal... để trở thành Service Provider giúp cho doanh nghiệp giải quyết các khó khăn khi đưa sản phẩm lên Amazon. UpBase cung cấp dịch vụ thực thi bán hàng trên Amazon, hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm lên Amazon US, mở ra cơ hội tiếp cận khách hàng toàn cầu và tăng doanh thu hiệu quả. Điều này giúp việc xuất khẩu sản phẩm trở nên đơn giản, tinh gọn và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Tổng quát, với thành công đã đạt được ở thị trường Mỹ, Amazon tiếp tục mở rộng và phát triển, tạo ra nhiều trang web bán hàng riêng tại các quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong số đó, Amazon Việt Nam (Amazon VN) không thể không được nhắc đến.

Những ngành hàng có tiềm năng phát triển trên Amazon đối với doanh nghiệp Việt

1. Nội thất & Trang trí nhà cửa

Năm 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ sang thị trường Mỹ chiếm 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam. Là một trong những nhóm sản phẩm bán chạy nhất của nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon trong 2 năm liền, ngành Nội thất & Trang trí nhà cửa dự kiến tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

2. Dụng cụ nhà bếp

Số lượng người mua các sản phẩm thuộc ngành hàng Gia dụng và nhà bếp trên Amazon lên tới 89%. Việc bán các sản phẩm nhà bếp đem lại cho người bán lợi nhuận khổng lồ chỉ sau ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp & cá nhân. Đây là minh chứng cho thấy tiềm năng của việc bán các sản phẩm nhà bếp mang lại.

3. Sản phẩm dệt may và phụ kiện

Từ khoá “shirt” trên Amazon, trong 1 tháng có hơn 36 nghìn lượt tìm kiếm, tổng doanh thu với từ khoá này đạt hơn 15 triệu USD. Đặc biệt, doanh thu sản phẩm này có xu hướng tăng 29% so với 3 tháng cùng kỳ năm 2020.Sản phẩm quần “jean”, có 152 ngàn lượt tìm kiếm, doanh thu 1 tháng trên Amazon của thương hiệu này đạt trên 36 triệu USD, tăng 86% so với 3 tháng cùng năm ngoái. Riêng hãng jean “revival”, doanh thu trong tháng đạt hơn 1 triệu đô la Mỹ, với trên 46 ngàn sản phẩm bán trong 30 ngày.Sản phẩm “jacket” cũng thu hút 56 ngàn lượt tìm kiếm trong tháng, doanh thu hơn 7 triệu USD.

4. Mỹ phẩm và Chăm sóc sắc đẹp

Trong danh mục sản phẩm bán chạy nhất hiện nay trên Amazon không thể không kể đến mỹ phẩm. Với sự phát triển ngày một nhanh của xã hội, nhu cầu làm đẹp, thẩm mỹ ngày càng cao và có dấu hiệu gia tăng một cách chóng mặt.Theo báo cáo của Statista, Amazon là nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu để mua sắm các mặt hàng chăm sóc sắc đẹp và có đến hơn 70% người tiêu dùng cho biết Amazon là nơi đầu tiên họ xem xét mua mỹ phẩm.Báo cáo xu hướng người tiêu dùng Jungle Scout trong quý 1 năm 2023 cho thấy rằng có tới 93% người tiêu dùng mua mỹ phẩm trên Amazon và số lượng người quyết định mua một lượng nhiều hơn so với năm trước tăng lên 18%.

Các bước đăng ký bán hàng trên Amazon

Để đăng ký bán hàng trên Amazon cho doanh nghiệp của bạn, bạn cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Nhập thông tin tài khoản

4 mục thông tin cần cung cấp trong bước đăng ký tài khoản:

Bước 2: Xác minh danh tính lần 1 (SIV)

Ở bước này, doanh nghiệp cần chuẩn bị 2 loại giấy tờ để tiến hành xác minh danh tính lần 1

Bước 3: Đăng nhập tài khoản Seller Central

Kích hoạt xác minh 2 lần trước khi truy cập Seller Central:

  • Lần 1: Xác nhận lần 1 qua số điện thoại
  • Lần 2: Xác nhận lần 2 qua ứng dụng

Bước 4: Xác minh danh tính lần 2 (SPR)

Cần thực hiện xác minh danh tính lần 2 khi nhận được thông báo trên tài khoản Seller Central.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị 2 loại giấy tờ để tiến hành xác minh danh tính lần 2

Bước 5: Xác nhận thông tin:

Kiểm tra lại thông tin bạn đã cung cấp và xác nhận rằng tất cả đều chính xác trước khi gửi đơn đăng ký.

Bước 6: Hoàn thiện quá trình đăng ký:

Hoàn thiện quá trình đăng ký theo hướng dẫn của Amazon. Bạn có thể cần chờ một thời gian ngắn để Amazon xác nhận thông tin của bạn và chấp nhận đơn đăng ký của bạn.

Bước 7: Bắt đầu niêm yết sản phẩm:

Sau khi đăng ký thành công, bạn có thể bắt đầu niêm yết sản phẩm của mình trên Amazon bằng cách tạo danh sách sản phẩm, thiết lập giá cả và cung cấp thông tin vận chuyển.

Lưu ý rằng các bước cụ thể có thể thay đổi tùy theo quy định của Amazon và quốc gia bạn đang kinh doanh. Hãy kiểm tra lại các hướng dẫn chi tiết trên trang web của Amazon hoặc liên hệ với UpBase để được tư vấn.

Chi phí bán hàng trên Amazon

Các loại chi phí bán hàng trên Amazon bao gồm:

Phí duy trì tài khoản

Phí duy trì là khoản phí hàng tháng mà doanh nghiệp cần trả để bán hàng trên Amazon. Phí đăng ký dao động từ 39,99 USD/tháng (gói cá nhân) đến 399,99 USD/tháng (gói chuyên nghiệp).

Phí hoa hồng cố định

Phí hoa hồng là khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho Amazon trên mỗi đơn hàng bán được. Phí hoa hồng dao động từ 8% đến 15%, tùy thuộc vào loại sản phẩm và danh mục sản phẩm.

Phí lưu kho

Phí lưu kho là khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho Amazon để lưu trữ hàng hóa trong kho của Amazon. Phí lưu trữ dao động từ 0,68 USD/feet khối/tháng đến 2,40 USD/feet khối/tháng, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của kho.

Phí hoàn thành đơn hàng Amazon (FBA)

Là khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho Amazon để xử lý tất cả các khía cạnh của đơn hàng. Phí hoàn thành đơn hàng Amazon được tính dựa trên kích thước và trọng lượng của sản phẩm, cũng như vị trí của kho Amazon mà sản phẩm được lưu trữ. Phí hoàn thành đơn hàng Amazon dao động từ 2,35 USD/đơn vị đến 17,00 USD/đơn vị.

Ưu đãi dành cho doanh nghiệp khi đăng ký bán hàng trên Amazon

Số tiền mà doanh nghiệp cần chi trả cho phí duy trì tài khoản là 1 USD vào tháng đầu tiên và 0 USD cho 5 tháng còn lại khi hoàn tất đăng ký tài khoản từ ngày 04.10.2024 đến ngày 03.04.2024:

  • Phí duy trì tài khoản 6 tháng chỉ 1 USD khi đăng ký tài khoản
  • Hỗ trợ research thị trường, sản phẩm
  • Hỗ trợ KAM 1:1 (Xử lý các vấn đề phát sinh)

Nếu bạn là một doanh nghiệp tại Việt Nam mong muốn đưa sản phẩm của người Việt vươn ra thế giới, hãy nhanh tay liên hệ với UpBase ngay!

Đừng bỏ lỡ những nội dung mới nhất!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...