Ngô Thanh Huyền

Tác giả

Ngô Thanh Huyền

Thương hiệu cần làm gì khi lên kế hoạch cho ngày Mega Campaign

7/17/2024

0

Thương hiệu cần làm gì khi lên kế hoạch cho ngày Mega Campaign

Mega Campaign thường chỉ diễn ra trong một hoặc vài ngày, nhưng lại luôn là sự kiện “nóng bỏng” nhất trong năm đối với các nhà tiếp thị trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Trong đó, ngày 9.9 chính là khởi đầu của chuỗi Mega Campaign cuối năm với các ngày 9.9, 10.10, 11.11, 12.12 và dịp Tết. Trên thực tế, ngay sau khi campaign 8.8 diễn ra thì các doanh nghiệp, thương hiệu đã phải chuẩn bị kế hoạch cho 9.9,10.10. Bài viết này, UpBase sẽ giúp các thương hiệu đúc kết những điều cần lưu ý trong giai đoạn lên kế hoạch & chuẩn bị cho một Mega Campaign.

1. Phân tích dữ liệu từ các Mega Campaign trước

Việc đầu tiên và vô cùng quan trọng trước khi lên kế hoạch cho một Mega Campaign là phân tích dữ liệu từ các Mega Campaign trước đó. Đặc biệt là Mega Campaign ngay trước đó và cùng kỳ năm trước. Từ việc phân tích các dữ liệu, thương hiệu sẽ nắm được xu hướng mua sắm của sàn cũng như các sản phẩm được ưa chuộng trên gian hàng của mình.

Công thức tính: NMV = Traffic x CR x AOV - Return

  • NMV (Net Merchandise Value): Tổng giá trị hàng hóa bán được sau khi trừ đi các khoản giảm giá và trả lại hàng.
  • Traffic (Lượng Truy Cập): Số lượng người truy cập vào trang web hoặc ứng dụng.
  • CR (Conversion Rate): Tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập thành khách hàng.
  • AOV (Average Order Value): Giá trị trung bình của mỗi đơn hàng.
  • Return (Tỷ Lệ Trả Hàng): Tỷ lệ phần trăm các đơn hàng bị trả lại.

Từ công thức doanh thu thành công, chắc chắn thương hiệu cũng đã biết được những hạng mục chính cần phân tích để lên kế hoạch tối ưu cho Mega Campaign tiếp theo. Dưới đây là một số hạng mục mà doanh nghiệp cần lưu ý trước khi lên kế hoạch:

  • SKU nào đang bán chạy? AOV đang là bao nhiêu? Có cách nào để nâng được AOV lên không?
  • Trong tất cả các SKU, SKU nào có lượt xem (Visitor) nhiều nhất, SKU nào có lượt thêm vào giỏ hàng (Add To Cart) cao nhất, SKU nào cạnh tranh về giá (hoặc giảm giá sâu nhất), SKU nào có doanh thu tốt nhất trong 30 ngày gần nhất...?
  • Campaign trước đã tham gia những gói gì? Chi phí bao nhiêu?
  • Các hoạt động promotion, khuyến mãi, quà tặng có hiệu quả không?
  • Hình ảnh, mô tả sản phẩm trong gian hàng đã tối ưu chưa?

2. Xác định mục tiêu

Doanh nghiệp, thương hiệu cần xác định mục tiêu cho chiến dịch một cách rõ ràng để đưa ra chiến lược và hành động triển khai phù hợp, từ đó đạt được kết quả như mong muốn.

  • Mục tiêu tăng doanh số
  • Giới thiệu sản phẩm mới
  • Tăng nhận diện thương hiệu

Để xác định mục tiêu doanh thu một cách ít sai số nhất, doanh nghiệp có thể tham khảo bảng theo dõi doanh thu dựa trên lưu lượng truy cập (traffic) và lượt thêm vào giỏ hàng (add to cart) dưới đây.

Ngoài việc dựa vào lịch sử Mega Campaigm trước đó, tốc độ tăng trưởng của sàn cũng ảnh hướng rất nhiều đến việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dùng các công cụ phân tích ví dụ như Google Trend để nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của sàn, đưa ra target khả thi và điều chỉnh mức ngân sách đầu tư cho phù hợp.

Tìm hiểu: Quy luật nhịp Traffic và chuyển đổi của sàn Thương mại điện tử cho Thương hiệu

Trong những ngày diễn ra Campaign, doanh nghiệp nên theo dõi các chỉ số về Traffic, Doanh thu và Tỷ lệ chuyển đổi daily để có những hành động thúc đẩy hoặc tối ưu sao cho đạt được mức target đã đề ra.

3. Xác định ngân sách và kế hoạch triển khai

Nếu target bằng với Mega Campaign trước thì doanh nghiệp có thể triển khai những hoạt động và chương trình khuyến mãi tương tự.

Nếu muốn tăng target doanh thu, doanh nghiệp cần xác định nguồn tăng trưởng doanh thu và phân bổ ngân sách hợp lý:

Nguồn Traffic mới từ ngoại sàn:

  • Chạy CPAS (Collaborative Performance Advertising Solution)
  • Google Ads
  • Booking KOL/KOC (Key Opinion Leader/Key Opinion Consumer)

Nguồn Traffic mới từ nội sàn:

  • Mua các gói quảng cáo trên sàn
  • Tham gia các cổng khuyến mãi và sự kiện của sàn

Doanh thu từ sản phẩm và bộ sưu tập mới:

  • Chọn những sản phẩm đã được kiểm chứng và có tốc độ tăng trưởng tốt

Thay đổi chương trình khuyến mãi:

  • Tổ chức các minigame hấp dẫn hơn
  • Quà tặng, voucher hấp dẫn hơn
  • Giảm giá sâu hơn

Mua gói của sàn, ads nội sàn và affiliate là những hoạt động mà đa số các doanh nghiệp đang triển khai. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể chạy CPAS, quảng cáo từ các nền tảng khác và booking để kéo traffic ngoại sàn cho gian hàng của mình.

Siêu voucher sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ add to card, remarketing đối với khách hàng đã tương tác với gian hàng và có thể mang lại hiệu quả trong hoặc sau campaign đó.

Tham gia vào các gói của sàn sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Tăng hiển thị sản phẩm khi người dùng click vào các chương trình Km
  • Hiển thị lên top kết quả tìm kiếm sản phẩm
  • Hỗ trợ đẩy shop lên trên kết quả tìm kiếm
  • Shopee sẽ chọn sản phẩm key của shop để trợ giá khi shop muốn sản phẩm đó tham gia KM (Ví dụ, sản phẩm tham gia chương trình KM được giảm 40k thì Shopee trợ giá 10k cho shop)
  • Có gói hỗ trợ cho các shop tham gia ctrinh KM và cam kết về doanh thu + lượng đơn ( ví dụ tăng ít nhất 3,6 lần doanh thu, lượng đơn tăng gấp 2,1 lần cho KH tham gia gói Gold Package Sellers trong dịp Tết vừa qua)
  • Hiển thị sản phẩm/shop lên các nhiệm vụ giúp có lợi cho người mua (ví dụ nhiệm vụ ấn theo dõi shop được mã km, thêm vào giỏ hàng sẽ được hoàn xu khi mua,…) 

Điều kiện tham gia: Để tham gia các chương trình này, người bán trên Shopee (trừ tài khoản Shopee Mall) cần có một lượng đơn ổn định, doanh thu trung bình hàng tháng đã tốt sẵn rồi và mất phí cho Shopee để lấy được lượt traffic này. Còn các tài khoản Shopee Mall sẽ được chăm sóc khách hàng Shopee hỗ trợ 1-1.

4. Chuẩn bị tồn kho cho Mega Campaign

Chuẩn bị tồn kho là một bước quan trọng để đảm bảo Mega Campaign diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu doanh thu mong muốn. Đặc biệt là những Campaign lớn và đầu tư ngân sách thì lượng đơn hàng có thể tăng gấp 10 lần. Nếu lượng hàng hoá không đảm bảo, doanh nghiệp có thể không đạt đủ target mà còn bị dính tạ.

Dựa vào dữ liệu của các tháng trước, tốc độ tăng trưởng cùng với yếu tố mùa vụ, doanh nghiệp cần kiểm tra lại lượng tồn kho hiện có. Chuẩn bị lượng hàng hoá sẵn sàng phục vụ cho các ngày teasing và Mega Campaign, ít nhất là đảm bảo lượng hàng hoá trong kho đủ để đạt được target.

Trước ngày Campaign, lượng traffic nội sàn sẽ tăng lên, để khách hàng có thể bỏ giỏ hoặc chốt đơn thì cần phải có tồn, vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý là lượng hàng hoá dự trữ phải được nhập về hoặc sản xuất trước ngày teasing.

5. Chuẩn bị nội dung chương trình và phân chia công việc

Xây dựng nội dung chương trình

Xác định mục tiêu

  • Doanh Số: Xác định mục tiêu doanh thu cụ thể.
  • Lượng Traffic: Đặt mục tiêu về số lượng khách truy cập vào trang.
  • Chuyển Đổi: Xác định tỷ lệ chuyển đổi mong muốn từ khách truy cập thành khách hàng.

Lên ý tưởng nội dung

  • Chương Trình Khuyến Mãi:
    • Giảm giá sâu cho các sản phẩm hot.
    • Tặng voucher và quà tặng kèm theo khi mua hàng.
    • Chương trình mua 1 tặng 1, flash sale.
  • Minigame và Giveaway:
    • Tổ chức các minigame trên trang web hoặc mạng xã hội để thu hút khách hàng.
    • Tặng quà giveaway để tăng tính tương tác và quảng bá thương hiệu.
  • Content Marketing:
    • Bài viết blog, video hướng dẫn sử dụng sản phẩm, đánh giá sản phẩm.
    • Chia sẻ câu chuyện khách hàng và các nội dung sáng tạo liên quan đến sản phẩm.

Tìm hiểu: Chiến lược set-up chương trình khuyến mãi thành công trên sàn TMĐT

Thiết kế hình ảnh và video

  • Banner Quảng Cáo: Thiết kế các banner hấp dẫn để sử dụng trên trang web, email và mạng xã hội.
  • Video Quảng Cáo: Sản xuất video giới thiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi và các hoạt động thú vị trong chiến dịch.
  • Hình Ảnh Sản Phẩm: Chuẩn bị hình ảnh chất lượng cao của các sản phẩm tham gia chương trình.
  • Chuẩn bị các banner cần thiết để tham gia các gói của sàn

Việc trang trí gian hàng không chỉ dừng lại ở “đẹp”, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào bố cục và vị trí sắp xếp hạng mục sản phẩm của bạn.

Mục tiêu cuối cùng của trang gian hàng là làm sao cho khách hàng hiểu được chương trình khuyến mãi và đủ hấp dẫn khiến họ click vào sản phẩm. Nên mọi thứ đều phải tuân theo những logic và sự thấu hiểu khách hàng nhất định.

Phân chia công việc

Bộ phận Marketing

  • Chịu Trách Nhiệm Nội Dung:
    • Lên kế hoạch và viết nội dung cho sàn, fanpage, website, email marketing.
    • Thiết kế hình ảnh, banner và video quảng cáo.
  • Quản Lý Chiến Dịch Quảng Cáo:
    • Triển khai các chiến dịch quảng cáo trên nội sàn, Google Ads, Facebook Ads, và các nền tảng khác.
    • Theo dõi và tối ưu hóa các chiến dịch để đạt hiệu quả cao nhất.

Bộ phận kinh doanh

  • Lựa Chọn Sản Phẩm:
    • Chọn các sản phẩm chủ chốt và chuẩn bị hàng tồn kho.
    • Đàm phán với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn hàng ổn định.
  • Xác Định Giá Bán và Khuyến Mãi:
    • Đưa ra chính sách giá và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
    • Đảm bảo các sản phẩm giảm giá và quà tặng được chuẩn bị sẵn sàng.

Bộ phận chăm sóc khách hàng

  • Hỗ Trợ Khách Hàng:
    • Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ khách hàng trong suốt chiến dịch.
    • Thiết lập các kênh hỗ trợ như hotline, email, chat trực tuyến.
  • Xử Lý Khiếu Nại:
    • Theo dõi và xử lý các khiếu nại, phản hồi của khách hàng kịp thời.
    • Đảm bảo khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Phận kho vận

  • Quản Lý Tồn Kho:
    • Kiểm kê và sắp xếp hàng hóa để đảm bảo đủ hàng phục vụ chiến dịch.
    • Theo dõi lượng hàng tồn kho và bổ sung kịp thời.
  • Vận Chuyển và Giao Hàng:
    • Lên kế hoạch vận chuyển hàng hóa đến các điểm giao hàng.
    • Đảm bảo quy trình giao hàng nhanh chóng và chính xác.

Bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng và phân chia công việc rõ ràng, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả của Mega Campaign và đạt được mục tiêu đề ra.

6. Đo lường – Tổng hợp – Báo cáo

Chuẩn bị kỹ lưỡng là điều kiện tiên quyết để đạt được kết quả mong đợi, nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo thành công tuyệt đối. Trong thực tế, sẽ có những chiến dịch vượt xa mục tiêu đề ra, nhưng cũng không ít lần chúng ta phải đối mặt với những chiến dịch "rớt số" và không đạt được kết quả như mong muốn. Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là tổng hợp lại dữ kiện data để xem doanh nghiệp của bạn đang làm tốt hoặc không tốt ở điểm nào. Từ đó có những cải thiện cho các campaign sau.

Tổng kết

Chuẩn bị cho một Mega Campaign không chỉ đơn thuần là lên kế hoạch chi tiết và phân bổ công việc hợp lý, mà còn đòi hỏi sự tập trung vào việc phân tích và cải thiện liên tục. Những chiến dịch thành công vượt mục tiêu đề ra là kết quả của việc tối ưu hóa từng khía cạnh, từ chiến lược marketing, quản lý tồn kho, đến trải nghiệm khách hàng. Ngược lại, những chiến dịch không đạt kỳ vọng lại mang đến những bài học quý giá về điểm yếu cần khắc phục.

Các lưu ý cho doanh nghiệp khi lên kế hoạch cho Mega Campaign

  • Các doanh nghiệp cần hiểu được đối tượng khách hàng và hành vi mua hàng của họ trên các sàn để phân bổ nguồn lực phù hợp khi lên kế hoạch cho các chiến dịch
  • Các sản phẩm có performance tốt sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn trong các đợt campaign
  • Tối ưu hiệu suất của sản phẩm thông qua việc tối ưu tên, hình ảnh, mô tả sản phẩm
  • Chăm sóc khách hàng sau mỗi lần mua hàng, có thể thông qua các công cụ của các sàn
  • Kết nối với KAM sàn để nhận được thêm các quyền lợi, ưu đãi
  • Khai thác dữ liệu hiệu quả để tăng khả năng “win”

Quan trọng nhất, việc tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các chiến dịch trước sẽ giúp bạn hiểu rõ những gì đang làm tốt và những gì cần cải thiện. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả của các chiến dịch tương lai, mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng các phương pháp và chiến lược tối ưu, bạn sẽ không ngừng hoàn thiện và đạt được những thành công lớn hơn trong mỗi Mega Campaign.

Quan Tâm UpBase OA cập nhật thông tin mới nhất

Newsletter!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...