Nguyễn Công Phúc

Tác giả

Nguyễn Công Phúc

Shopee của nước nào? Cách tải ứng dụng Shopee nhanh chóng, đơn giản

4/12/2024

0

Shopee của nước nào? Cách tải ứng dụng Shopee nhanh chóng, đơn giản

Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay. Vậy bạn có biết Shopee của nước nào, cách Shopee trở thành “ông hoàng” TMĐT ở thị trường Việt Nam như thế nào? UpBase sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây!

Shopee của nước nào? Ai là người sáng lập?

Shopee của nước nào?
Shopee của nước nào?

Shopee công ty công nghệ của Singapore, chuyên về lĩnh vực thương mại điện tử. Shopee chính thức ra mắt vào tháng 2/2015, cung cấp nền tảng trực tuyến cho phép người dùng duyệt, mua sắm và bán sản phẩm trên nền tảng này. Shopee được thành lập bởi tỷ phú Lý Tiểu Đông (tên tiếng anh là Forrest Li) - tỷ phú người Trung Quốc và hiện đang là CEO điều hành tập đoàn SEA - công ty mẹ của Shopee. 

Mô hình kinh doanh của Shopee

Giai đoạn đầu hô hình kinh doanh của Shopee là C2C (Consumer To Consumer), nơi người dùng có thể trao đổi hàng hóa trực tiếp với nhau. Sau đó thì Shopee đã chuyển đổi sang mô hình tích hợp giữa C2C (Consumer To Consumer) và B2C (Business To Consumer). 

Ở giai đoạn thu hút người dùng, Shopee cung cấp các khoản trợ cấp và giao hàng miễn phí cho người dùng. Đến này thì các chính sách này vẫn được áp dụng nhưng sẽ kèm theo những điều kiện nhất định, ví dụ như: áp dụng cho người mới, chỉ áp dụng cho đơn hàng có giá trị từ xxx đồng … Tính đến 2021 thì Shopee được coi là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất ở Đông Nam Á với 343 triệu người truy cập hàng tháng. 

Tính đến năm 2022, Shopee đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử khi là sàn mua sắm trực tuyến hàng đầu tại 7 quốc gia: Singapore, Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.

Shopee ra nhập thị trường Việt Nam năm bao nhiêu?

Shopee ra nhập thị trường Việt Nam năm bao nhiêu?
Shopee ra nhập thị trường Việt Nam năm bao nhiêu?

Shopee chính thức ra nhập thị trường Việt Nam vào tháng 8 năm 2016. CEO Shopee Việt Nam ông Pine Kyaw người Singapore. Shopee cũng áp dụng mô hình tích hợp C2C và B2C. Tính đến thời điểm hiện tại sau hơn 7 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Shopee đã trở thành trang thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam.  

Shopee đã trở thành “ông hoàng” TMĐT ở thị trường Việt Nam như thế nào? 

Vậy Shopee đã áp dụng những chiến lược gì để có thể trở thành “ông hoàng” TMĐT ở thị trường Việt Nam? 

  • Thứ nhất, xác định đúng thị trường: Với 95% người dùng hiện nay sử dụng thiết bị di động, trung bình người dùng Việt Nam mỗi ngày dùng 3 giờ 18 phút hàng ngày để truy cập Internet qua điện thoại di động. Shopee đã xác định “ứng dụng di động” là thị trường chính để tận dụng thị hiếu người dùng. 
  • Thứ hai, áp dụng mô hình tích hợp C2C và B2C: Điều này đã giúp xây dựng thói quen mua sắm trực tuyến của người dùng. Đặc biệt sau đại dịch Covid 19 thì mua sắm online càng trở nên phổ biến. 
  • Thứ ba, chiến lược truyền thông người nổi tiếng: Shopee kết hợp với nhiều người nổi tiếng, KOC, KOL, … để truyền thông và mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn quốc. 
  • Thứ tư, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo: Shopee xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, phục vụ 24/7 để giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. 
  • Thứ năm, chiến lược miễn phí vận chuyển: Shopee đánh vào tâm lý người dùng bằng cách triển khai chiến lược miễn phí vận chuyển. Điều này còn góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho hàng triệu người bán, người mua.  

Ưu, nhược điểm của Shopee

Ưu, nhược điểm của Shopee
Ưu, nhược điểm của Shopee

Sàn thương mại điện tử Shopee có nhiều ưu điểm như: 

  • Tạo ra môi trường để người mua, người bán dễ dàng gặp nhau và giao dịch. 
  • Giúp người mua tiếp cận được đa dạng hàng hóa với chi phí hợp lý. 
  • Đem lại nhiều cơ hội ưu đãi, săn sale, sản phẩm giá rẻ cho người mua.
  • Đối với người bán sẽ được hỗ trợ chi phí vận chuyển, có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng ở mọi nơi, gia tăng khả năng phát triển. 
  • Thời gian từ lúc tìm kiếm, mua và nhận hàng rất nhanh. 
  • Các hình thức giao dịch đa dạng, có thể là chuyển khoản, sử dụng ví điện tử hay thanh toán khi nhận hàng. 

Tuy nhiên, Shopee cũng có một số hạn chế như: 

  • Khi nhận hàng không ưng ý và muốn đổi trả thì người mua có thể mất thêm phí ship, quy trình hoàn hàng cũng khá phức tạp. 
  • Có thể gặp các tình trạng bị giao nhầm hàng, mất đơn. 
  • Có nhiều mặt hàng với nhiều chất lượng khác nhau, mức giá khác nhau đôi khi có thể khiến bạn khó lựa chọn và đánh giá được sản phẩm. 

Hướng dẫn cài đặt ứng dụng Shopee nhanh chóng, dễ dàng

Cài đặt ứng dụng Shopee
Cài đặt ứng dụng Shopee

Vậy bạn đã cài đặt ứng dụng Shopee để có thể mua hàng dễ dàng hay chưa? Nếu chưa, bạn có thể cài đặt Shopee trên điện thoại theo 2 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Vào CH Play hoặc App Store để tìm kiếm từ khóa “Shopee”, sau đó chọn tải về.
  • Bước 2: Khi tải về, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn, cấp quyền truy cập cho ứng dụng, sau đó đăng ký tài khoản mới hoặc đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản Shopee là đã có thể bắt đầu tìm kiếm và mua sắm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập và mua sắm trực tiếp trên website của Shopee trên máy tính, không bắt buộc phải có ứng dụng trên điện thoại.

Qua bài viết, UpBase đã thông tin chi tiết về Shopee ở nước nào, mô hình kinh doanh của Shopee. Đồng thời bạn cũng đã được giới thiệu về Shopee Việt Nam và chiến lược giúp Shopee vươn lên số 1 tại thị trường Việt Nam. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cài đặt ứng dụng Shopee ở trên để mua hàng được thuận tiện nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Quan Tâm UpBase OA cập nhật thông tin mới nhất

Newsletter!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...