sizevuong
Tuấn Hồ

Tác giả:

Tuấn Hồ

Cách livestream trên TikTok & 5 điều kiện để được phát trực tiếp

Cách livestream trên TikTok & 5 điều kiện để được phát trực tiếp

Một buổi Livestream TikTok thành công không chỉ thu hút được hàng nghìn lượt xem mà còn là “vũ khí bí mật” giúp các doanh nghiệp, người bán hàng chinh phục những con số bán hàng vô cùng hấp dẫn. Với đa dạng các hình thức xây dựng cho buổi livestream như khuyến mãi, giảm giá, mini game,... Vậy làm thế nào để Livestream TikTok thành công và hiệu quả? Trong bài viết này, UpBase chia sẻ cho bạn một số “bí quyết” giúp cho buổi livestream trở nên chỉnh chu, hấp dẫn, thu hút nhiều lượt xem và đặc biệt là cải thiện được doanh số bán hàng. Cùng đón xem nhé!

Điều kiện để được livestream trên TikTok

Trước khi bắt đầu Livestream trên TikTok, người dùng cần phải đáp ứng một số điều kiện tối thiểu theo quy định của TikTok như sau:

1. Về tài khoản

Đăng ký tài khoản hợp lệ, cập nhật đầy đủ và thực hiện các bước xác minh thông tin theo quy định của TikTok. Bạn cần đủ 18 tuổi để được sử dụng tính năng livestream trên TikTok. Ngoài ra, bạn cần sử dụng tài khoản cá nhân mới có thể sử dụng tính năng livestream, các tài khoản doanh nghiệp không có khả năng thực hiện tính năng này.

2. Đạt số lượt theo dõi cần thiết

Để sử dụng tính năng livestream, bạn cần đạt đủ số lượng người theo dõi nhất định trên tài khoản TikTok của mình. Ở Việt Nam, TikTok quy định tài khoản cần đạt đủ 1000 lượt theo dõi để bật tính năng livestream.

Số lượng người theo dõi cần thiết để livestream trên TikTok

3. Tuân thủ các quy định của TikTok

Tham khảo các quy định của TikTok để tránh các hành vi vi phạm chuẩn mực như bạo lực, tình dục, kích động,....Mặt khác, nội dung mà bạn chia sẻ không vi phạm các quy định về văn hóa hay nội dung tiêu cực, tuyên truyền không lành mạnh.

4. Thiết bị livestream

Để bắt đầu cho buổi livestream, bạn cần một chiếc điện thoại di động hoặc máy tính bảng có camera và microphone đảm bảo cung cấp đủ chất lượng hình ảnh, âm thanh. Tất nhiên, không thể thiếu một đường truyền internet ổn định để tránh tình trạng giật lag, mất kết nối trong quá trình livestream.

5. Nội dung livestream

Để quá trình livestream diễn ra thuận lợi và đạt được những kết quả mong muốn, bạn nên chuẩn bị một kịch bản về các nội dung cần thực hiện trong quá trình livestream. Nội dung càng đa dạng và sáng tạo sẽ giúp thu hút và giữ chân người xem được lâu hơn.

Cần chuẩn bị gì trước khi livestream trên TikTok?

1. Chọn chủ đề và nội dung livestream

Như đã đề cập trong quá trình chuẩn bị, để buổi diễn ra đúng mục đích, thu hút và giữ chân người xem, bạn cần lựa chọn chủ đề và nội dung cần thực hiện khi livestream. Nên chọn chủ đề bạn am hiểu, có kiến thức hoặc chủ đề đang thịnh hành, được mọi người yêu thích trên TikTok.

Bạn có thể tham khảo một số chủ đề phổ biến khi livestream như:

  • Chủ đề về giáo dục: Chia sẻ kiến thức về một lĩnh vực giáo dục cụ thể như ngoại ngữ, lập trình, thiết kế, lịch sử,...
  • Chủ đề giải trí: Tổ chức mini game, chơi game, bàn luận về phim ảnh, chia sẻ những câu chuyện hài hước,...
  • Chủ đề kinh doanh: Chia sẻ bí quyết quản lý tài chính, những thủ thuật kinh doanh phổ biến, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đang liên kết,...
  • Chủ đề về ẩm thực: Chia sẻ bí quyết nấu ăn, review đồ ăn, review quán ăn ngon, giới thiệu văn hóa ẩm thực ở các địa phương,...
  • Chủ đề về cuộc sống: Cách nuôi dạy con, truyền động lực, chia sẻ những điều tích cực, những câu chuyện ý nghĩa,...
Chọn chủ đề và nội dung livestream

2. Viết kịch bản livestream

Một kịch bản livestream TikTok sẽ giúp bạn diễn đạt nội dung được suôn sẻ hơn, không bỏ sót những phần quan trọng trong lúc livestream. Để xây dựng một kịch bản livestream đầy đủ, bạn cần thực hiện theo phương thức sau:

  • Mở đầu: Chào mừng khán giả đang xem livestream, giới thiệu ngắn gọn về bản thân, sau đó mô tả về chủ đề và mục đích của buổi livestream đến với mọi người.
  • Nội dung: Dẫn dắt sâu vào chủ đề của buổi livestream, chia sẻ những thông tin hoặc trải nghiệm của bạn. Nếu có các hoạt động đặc biệt trong buổi livestream như gameshow, ca hát, nấu ăn, nhảy múa,...bạn cần đo lường thời điểm phù hợp và thông báo đến khán giả trước khi bắt đầu.
  • Kết thúc: Tổng kết lại nội dung của buổi livestream và gửi lời cảm ơn đến khán giả đã theo dõi và ủng hộ. Nếu đã chuẩn bị cho buổi livestream tiếp theo, bạn nên thông báo trước để có một lượng khán giả theo dõi ổn định.

3. Luyện tập trước khi livestream

  • Luyện tập khả năng giao tiếp: Nói chậm, rõ ràng, thể hiện sự tự tin. Thể hiện ngôn ngữ hình thể khi nói để tăng tính thuyết phục, khiến khán giả cảm thấy cuốn hút, tập trung hơn.
  • Luyện tập về giọng: Tập trung vào giọng đọc để tăng thêm tính sinh động khi nói chuyện. Thay đổi cường điệu, tốc độ và âm lượng tùy vào mục đích livestream.
  • Luyện tập tương tác với ống kính: Luyện cách tương tác với ống kính khi giao tiếp để tạo sự thân thiện với khán giả.
  • Luyện tập xử lý các tình huống: Các tình huống bất ngờ là điều khó tránh khỏi khi livestream. Vì vậy, bạn cần rèn luyện cách xử lý khi gặp các sự cố bất ngờ, giúp quá trình livestream được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
  • Luyện tập năng lượng và tâm trạng: Khi livestream, bạn cần một tâm trạng tốt và một nguồn năng lượng tích cực thì mới có thể thu hút được người xem. Tránh những cảm xúc tiêu cực, bực tức, có thể làm mất thiện cảm của người xem.
Luyện tập trước khi livestream

4. Chuẩn bị các thiết bị cần thiết

  • Điện thoại di động: Điều kiện tối thiểu cần có trong một buổi livestream là điện thoại di động. Bạn cần đảm bảo điện thoại cung cấp đủ chất lượng hình ảnh và âm thanh khi livestream, trang bị thêm sạc dự phòng hoặc ổ điện để dự trù khi điện thoại hết pin. Sử dụng thêm một thiết bị di động khác để theo dõi và tương tác với khán giả trong lúc livestream.
  • Đường truyền internet ổn định: Hiện nay các nhà mạng đang trang bị các gói cước với băng thông cao, phục vụ cho quá trình livestream được ổn định. Bạn nên tham khảo và đầu tư một đường truyền internet chất lượng, phục vụ cho quá trình livestream.
  • Ánh sáng: Sử dụng các cây đèn trợ sáng khi livestream vừa giúp bạn đảm bảo nguồn sáng môi trường tốt, vừa giúp khách hàng nhận biết rõ những sản phẩm của bạn.
  • Chân máy: Sử dụng chân máy hoặc giá đỡ điện thoại để giữ cho khung hình cố định, tránh các tình trạng rung lắc, dao động khi bạn đang di chuyển. Nên chọn chân máy có khả năng điều chỉnh độ cao để phù hợp hơn với các nhu cầu.
  • Vật dụng trang trí: Để tăng sự thu hút và giữ chân người xem, bạn có thể thêm các vật dụng trang trí theo chủ đề xung quanh phiên livestream của mình để tạo sự độc đáo, thú vị.

Hướng dẫn các bước livestream trên TikTok

Để thực hiện livestream trên TikTok, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Mở ứng dụng TikTok trên thiết bị di động mà bạn muốn livestream.
  • Bước 2: Nhấn vào biểu tượng dấu cộng (+) ở chính giữa màn hình
  • Bước 3: Trong giao diện hiển thị, bạn chọn vào mục “Live”
  • Bước 4: Nhập một cái tên cho chủ đề mà bạn muốn chia sẻ đến khán giả. Tên livestream nên ngắn gọn, súc tích và thể hiện đúng với chủ đề.
  • Bước 5: Nhấn “Go Live” để bắt đầu buổi livestream.

Một số mẹo giúp buổi livestream trở nên hiệu quả hơn

Một buổi livestream hiệu quả cần phải kết hợp bởi nhiều yếu tố, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất cho đến những điều quan trọng nhất. Để buổi livestream diễn ra theo đúng mục đích, thể hiện đúng chủ đề và kết nối được tốt hơn với khán giả, sau đây là một số mẹo bạn có thể tham khảo.

1. Chuẩn bị kỹ càng trước khi livestream

Về phần chuẩn bị trước khi livestream đã được đề cập rất cụ thể ở nội dung trên. Việc bạn cần làm là chuẩn bị chỉnh chu cho tất cả các hạng mục, từ kịch bản chủ đề livestream, trang thiết bị, khả năng tương tác với khán giả,....Khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn cũng sẽ tự tin thể hiện bản thân tốt hơn trong buổi livestream của mình.

2. Chọn thời điểm (khung giờ) livestream phù hợp

Các khung giờ phổ biến thường được lựa chọn khi livestream như sau:

  • Từ 7h - 9h: Thường phù hợp với các livestream chia sẻ kiến thức, bàn luận vấn đề,...
  • Từ 10h - 13h: Thường phù hợp livestream các buổi bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới,...
  • Từ 15h - 17h: Thường phù hợp với những livestream trò chuyện, giải trí, tương tác với khán giả,...
  • Từ 19h - 21h: Khung giờ vàng cho livestream bán hàng, các chương trình khuyến mãi, mini game,...
  • Từ 21h trở đi: Thường phù hợp với các livestream về game, thể thao,...
Khung giờ livestream

*Lưu ý: Những khung giờ trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy, để lựa chọn một khung giờ livestream phù hợp với mục đích của mình, bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ về đối tượng muốn hướng đến. Ngoài ra, bạn cũng có thể đo lường thông qua các buổi livestream khác nhau để đảm bảo chọn ra một khung giờ thu hút phù hợp nhất đối với mình.

3. Quảng bá livestream

Quảng bá buổi livestream là một phần quan trọng để thu hút nhiều lượt xem và tương tác từ khán giả. Những hình thức quảng bá livestream thường được lựa chọn phổ biến như:

  • Mạng xã hội: Chia sẻ thông tin về buổi livestream của bạn trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Video TikTok, YouTube,....
  • Hợp tác với KOC/KOL nổi tiếng: Những KOC/KOL nổi tiếng thường có lượt tương tác lớn trên TikTok cùng lượng fan hùng hậu. Điều này sẽ giúp buổi livestream của bạn được quan tâm và chú ý nhiều hơn.
  • Quảng cáo trả phí: Sử dụng các hình thức quảng cáo trả phí trên nền tảng TikTok để tăng khả năng tiếp cận người xem. Bạn nên lưu ý trong việc lựa chọn đối tượng mục tiêu cần phải phù hợp với chủ đề của buổi livestream.
  • Chia sẻ thông tin trước buổi livestream: Chia sẻ thông tin của buổi livestream thông qua các video nội dung của bạn trên TikTok. Thông báo thời gian livestream thông qua các buổi livestream khác để có một lượng khán giả theo dõi ổn định.
  • Sử dụng Hashtag: Bạn có thể thêm hashtag theo chủ đề livestream của bạn, kèm theo đó là những hashtag thịnh hành để tăng thêm khả năng tìm kiếm và tương tác từ khán giả.

4. Tương tác với khán giả và trả lời câu hỏi

Trong quá trình livestream, bạn cần liên tục đọc bình luận và trả lời các câu hỏi của khán giả để tạo sự kết nối. Gọi tên người xem trong lúc tương tác là một cách để giúp bạn tạo sự ấn tượng và gây thiện cảm hơn đối với khán giả. Nên tạo một không khí vui vẻ trong buổi livestream, thể hiện sự chân thành, nhiệt tình trong quá trình chia sẻ và không quên cảm ơn cảm ơn những khán giả đã theo dõi buổi livestream.

Tương tác với khán giả và trả lời câu hỏi

5. Khuyến khích người xem chia sẻ livestream

Chuẩn bị những ưu đãi đặc biệt hay những phần quà hấp dẫn để khuyến khích khán giả chia sẻ buổi livestream. Cảm ơn và ghi nhận những người đã chia sẻ livestream để khuyến khích họ tham gia, chia sẻ vào những lần sau.

Như vậy là thông qua bài viết này, bạn đã có thể tích lũy thêm cho mình một số “bí quyết” giúp buổi livestream trở nên thành công, thu hút được nhiều lượt tương tác từ khán giá, tăng trưởng về mặt doanh số bán hàng. Với khả năng và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trên các nền tảng số, UpBase hoàn toàn tự tin chia sẻ cho bạn những kiến thức và một lộ trình hiệu quả cho việc kinh doanh. Cuối cùng, đừng quên theo dõi UpBase để đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích hơn nhé!

Xuất bản vào 9/15/2022

Bài viết mới

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next