Nguyễn Công Phúc

Tác giả

Nguyễn Công Phúc

Giá bán thấp hơn giá vốn (niêm yết): Nguyên nhân & cách xử lý

5/13/2024

0

Giá bán thấp hơn giá vốn (niêm yết): Nguyên nhân & cách xử lý

Trong hoạt động kinh doanh, việc đảm bảo lợi nhuận là mục tiêu quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi, một số doanh nghiệp có thể bị cuốn vào tình trạng giá bán niêm yết thấp hơn giá vốn, dẫn đến lợi nhuận suy giảm và ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, UpBase sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, rủi ro và giải pháp cho tình trạng giá bán thấp hơn giá vốn.

Nguyên nhân làm giá bán hàng giảm thấp hơn giá vốn

Nguyên nhân giá bán thấp hơn giá vốn

Có nhiều nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán thấp hơn giá bán, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

1. Do giá thành sản xuất cao

Một trong những nguyên nhân chính khiến giá vốn bán hàng giảm thấp hơn giá bán là do chi phí sản xuất cao. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, lao động, máy móc và năng lượng. Các chi phí này có thể tăng giá do nhiều yếu tố như giá nguyên liệu tăng, giá nhân công tăng hoặc sự khan hiếm tài nguyên. Khi chi phí sản xuất tăng, để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường, một số doanh nghiệp giữ nguyên giá và vẫn phải bán giá sản phẩm thấp hơn giá vốn.

2. Do cạnh tranh gay gắt

Áp lực từ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cũng là nguyên nhân khiến giá bán thấp hơn giá vốn. Khi các doanh nghiệp cạnh tranh để thu hút khách hàng, họ có thể áp dụng các chiến lược giảm giá để sản phẩm, dịch vụ của mình trở nên hấp dẫn hơn so với đối thủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giảm giá này có thể vượt qua mức giá vốn, dẫn đến tình trạng giá bán thấp hơn giá vốn.

3. Do sai lầm trong định giá sản phẩm

Một nguyên nhân khác là do sai lầm trong quá trình định giá sản phẩm. Doanh nghiệp đánh giá không đúng giá trị thực của sản phẩm, dịch vụ, do đó đưa ra mức giá bán thấp hơn so với giá vốn. Điều này có thể xuất phát từ việc thiếu thông tin thị trường, đánh giá chưa chính xác về chi phí sản xuất và các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Rủi ro khi bán hàng thấp hơn giá vốn

Dưới đây là một số rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt khi bán giá hàng hóa thấp hơn giá vốn:

Rủi ro khi giá bán thấp hơn giá vốn

1. Bị xử phạt theo quy định của pháp luật

Nếu trong quá trình cơ quan thuế kiểm tra, doanh nghiệp không thể giải trình lý do hợp lý về việc giá bán thấp hơn giá vốn thì doanh nghiệp sẽ phải chịu các biện pháp xử lý sau:

  • Truy lại thuế giá trị gia tăng (GTGT).
  • Truy lại thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
  • Phạt kê khai sai và vi phạm thủ tục hành chính về thuế.

2. Suy giảm lợi nhuận

Suy giảm lợi nhuận là rủi ro dễ nhận thấy nhất khi giá bán hàng thấp hơn giá vốn. Nếu doanh nghiệp không thể tạo ra lợi nhuận đủ lớn từ việc bán hàng sẽ dẫn đến khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh.

3. Thiếu vốn đầu tư

Lợi nhuận giảm có thể dẫn đến việc thiếu vốn đầu tư cho các hoạt động phát triển và mở rộng của doanh nghiệp. Điều này có thể hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh và phát triển trong tương lai.

4. Mất khách hàng trung thành

Giảm giá một cách không kiểm soát có thể dẫn đến việc đánh mất khách hàng trung thành. Khách hàng có thể nhận ra rằng họ không cần phải trả giá cao hơn nữa, và do đó, sẽ chuyển sang các đối thủ cạnh tranh có giá cả cạnh tranh.

Giải pháp cho tình trạng giá bán thấp hơn giá vốn

Giải pháp khi giá bán thấp hơn giá vốn

Để tháo gỡ nút thắt cho tình trạng giá bán thấp hơn giá vốn, doanh nghiệp có thể áp dụng một vài giải pháp sau:

1. Giảm giá thành sản xuất

Giảm giá thành sản xuất là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để đối phó với tình trạng giá bán thấp hơn giá vốn. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu và sử dụng nguồn lao động giá rẻ hơn hoặc sử dụng công nghệ tiết kiệm chi phí hơn. Bằng cách giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể duy trì hoặc tăng lợi nhuận dù giá bán giảm.

2. Tăng giá bán

Một giải pháp khác cho tình trạng này là tăng giá bán của sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp có thể đối mặt với rủi ro mất khách hàng do giá bán cao hơn. Tuy nhiên, nếu sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hay có tính độc đáo, khách hàng vẫn sẵn lòng trả giá cao hơn để sở hữu. Trước khi thực hiện việc tăng giá, doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng họ cung cấp sản phẩm, dịch vụ có giá trị tương xứng với giá cả và nhu cầu của khách hàng.

3. Thay đổi chiến lược marketing

Thay đổi chiến lược marketing cũng là một cách để giải quyết vấn đề giá bán thấp hơn giá vốn. Các chiến lược quảng cáo thông minh, chẳng hạn như tập trung vào giá trị và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ thay vì chỉ giá cả, có thể giúp thuyết phục khách hàng chấp nhận giá cao hơn. Ngoài ra, việc phát triển các chương trình khuyến mãi đặc biệt hoặc gói sản phẩm có thể tạo ra giá trị cho khách hàng mà không cần phải giảm giá bán.

Bài viết trên, UpBase đã chia sẻ những thông tin cơ bản về nguyên nhân, rủi ro và giải pháp cho tình trạng giá bán thấp hơn giá vốn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong hoạt động kinh doanh.

Quan Tâm UpBase OA cập nhật thông tin mới nhất

Newsletter!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...