Tại sao KOC cần hiểu rõ về thuế TNCN?
Thuế thu nhập cá nhân là khái niệm quen thuộc với những người đi làm. Đối với các bạn KOC trên TikTok, khi các bạn bắt đầu sáng tạo nội dung về Thương hiệu, hợp tác với các Doanh nghiệp nhận các job booking sản phẩm, nhận phí booking và hoa hồng phát sinh từ việc bán sản phẩm. Các job booking với Thương hiệu/ Doanh nghiệp đều có hợp đồng hợp tác, phát sinh hoa hồng, doanh thu, từ đó sẽ phát sinh khoản thuế TNCN mà KOC cần kê khai và nộp cho Nhà nước. Chính vì thế, các KOC cần hiểu rõ về các khoản thu nhập chịu thuế của mình trên TikTok, thủ tục kê khai, thời gian nộp thuế… để tránh và xử lý các vấn đề rắc rối liên quan.
Thuế TNCN là quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân
+ Quyền: Thuế TNCN là nhiều người góp tiền lại để mua những tiện ích chung cho đời sống: Hệ thống pháp luât, đường xá, thủy lợi…
+ Nghĩa vụ: Sẽ có người không tự nguyện đóng thuế -> nghĩa vụ bắt buộc đóng để đảm bảo sự công bằng giữa mọi người.
Lý do KOC cần hiểu rõ và nắm được các vấn đề về thuế TNCN
1. Hệ thống pháp luật đang tập trung làm rõ về thuế TNCN, đặc biệt đối với lĩnh vực bán hàng online. Các KOC có thể tìm hiểu rõ về thuế TNCN qua các thông tư sau:
+ Thông tư 40/2021/TT-BTC V/v Hướng đẫn thuế GTGT, TNCN và quản lý thuế
+ Thông tư 100/2021/TT-BTC V/v Sửa đổi bổ sung TT 40
+ Nghị định 91/2022/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
2. Nhà nước đang tập trung thanh tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.
+ Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm -> Nhà nước quan tâm kiểm soát hoạt động để thu thuế, quản lý chất lượng sản phẩm.
+ Hệ thống pháp luật đã dần hoàn thiện -> Có nền tảng và cơ sở để quản lý chặt về thuế
+ Có sự phối hợp hợp tác với các sàn: theo nghị định 91 yêu cầu các sàn Thương mại điện tử cung cấp thông tin về người bán hàng cho cơ quan có thẩm quyền.
+ Nguồn ngân sách nhà nước thâm hụt nhiều sau đợt dịch -> Nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ về thuế để bổ sung ngân sách nhà nước.
Nguồn thu nhập chịu thuế của KOC và các loại thuế suất cơ bản
UpBase MCN hiện đang làm việc và hỗ trợ với rất nhiều các bạn KOC, rất nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt là thắc mắc về nguồn thu nhập nào của KOC trên TikTok sẽ chịu thuế TNCN?
- Thu nhập từ việc nhận booking quảng cáo.
- Thu nhập từ bán hàng qua TikTok shop.
- Thu nhập từ hoa hồng bán hàng trên TikTok.
- Thu nhập từ donate.
Qua đây ta có thể thấy, KOC/ Content Creator có rất nhiều nguồn thu nhập chịu thuế trên TikTok và mỗi nguồn thu nhập này sẽ có mức áp dụng thuế suất TNCN khác nhau. Chính vì thế, KOC cần nám rõ tính chất từng nguồn thu nhập của chính mình khi hoạt động để tránh sai sót khi kê khai và nộp thuế.
Cách thức kê khai và nộp thuế TNCN
Cá nhân tự kê khai hoặc thông qua các tổ chức mình hợp tác để kê khai và nộp thuế.
Ví dụ: Các bạn KOC thuộc network của UpBase MCN sẽ có thể tự kê khai và nộp thuế hoặc thông qua UpBase MCN (tổ chức hợp tác) để kê khai và nộp thuế.
+ Cá nhân tự kê khai:
Ưu điểm: Chủ động, xác định rõ được nguồn thu nhập
Khó khăn: Xử lý thủ tục hành chính phức tạp
Nếu tự kê khai thuế TNCN, người lao động có thể lựa chọn 02 cách là kê khai trực tiếp và kê khai online.
Kê khai trực tiếp: Cá nhân kê khai thuế tại Cơ quan Thuế tại nơi cư trú và tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp.
Hồ sơ kê khai thuế cần chuẩn bị sẽ gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai: Mẫu 05/QTT-TNCN (Ban hành theo Thông tư 92/2015/TT-BTC)
- Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần
- Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc vào diện tính thuế theo thuế suất toàn phần
- Bảng kê thông tin người phụ thuộc được xét giảm trừ gia cảnh
- Bản sao hoặc chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ.
Kê khai online: kê khai thuế tại website và kê khai tại ứng dụng HTKK
Chi tiết tham khảo tại: Kê khai thuế online
+ Tổ chức kê khai hộ: (Hướng dẫn về thủ tục kê khai thuế TNCN)
Ưu điểm: Xác định ngay thuế thu nhập tại thời điểm phát sinh. Có người có chuyên môn hỗ trợ thực hiện.
Khó khăn: Chỉ kê khai được phần thu nhập hợp tác với tổ chức. Đóng mức thuế suất 10% theo dạng thu nhập của CTV của tổ chức.
Một số lưu ý khi kê khai và nộp thuế TNCN
Đối với cá nhân nước ngoài, KOC cần xác định thời gian cư trú tại Việt Nam để tính thuế TNCN: Nếu có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày trong 1 năm dương lịch hoặc 12 tháng kể từ lần đầu có mặt tại Việt Nam -> Kê khai và nộp thuế như người Việt Nam.
Nếu thời gian cư trú tại Việt Nam ít hơn 183 ngày hoặc không đạt điều kiện -> Kê khai và nộp thuế như cá nhân không cư trú tại VN -> Thuế suất TNCN khoán 20%