sizevuong
Trần Anh

Tác giả:

Trần Anh

Shopee tăng phí Shopee Mall, có ảnh hưởng đến Doanh nghiệp?

Shopee tăng phí Shopee Mall, có ảnh hưởng đến Doanh nghiệp?

Mới gần đây, hầu hết các Nhà bán hàng và thương hiệu sở hữu Shopee Mall đã nhận được thông báo về việc tăng mức phí đối với gian hàng Shopee Mall, bắt đầu từ 1/1/2023. Vậy việc này có ảnh hưởng gì tới Doanh nghiệp? Và lý do dẫn đến việc tăng phí này là gì? Cùng UpBase Blog tìm hiểu trong bài viết này!

Shopee lỗ lũy kế khoảng 11,2 tỷ đô (274,5 nghìn tỷ đồng) có là lý do?

Shopee huy động được 6 tỷ USD thông qua việc bán cổ phần và trái phiếu vào tháng 09/2021. Theo Business Insider, mặc dù Doanh thu Shopee đều tăng qua từng năm, nhưng các khoản lỗ vẫn đang tăng lên. Như biểu đồ lỗ phía dưới, có thể thấy Quý 4 các năm tài chính (kết thúc 31/12) thường là quý âm nặng nhất có lẽ do:

  • đốt tiền mạnh nhất để chạy số.
  • đây cũng là thời điểm mà các NBH/ Thương hiệu bán được nhiều nhất. Do đó Shopee sẽ lỗ càng nhiều hơn do đầu tư và tài trợ cho các Nhà bán hàng qua các chính sách trên mỗi đơn hàng (Doanh thu của Shopee chủ yếu đến từ phần phí thu mỗi đơn hàng bán được của các Gian hàng, Phí đăng ký tham gia các gói như freeship, hoàn xu, campaign, gói hiển thị, game, quảng cáo,…)
  • đặc biệt, 2021 Shopee mở rộng thị trường quốc tế tại Ấn, Brazil, Mexico, Châu âu nên cuối năm 2021 là âm sâu nhất.

Các con số lấy từ báo cáo tài chính công khai của SEA

Như vậy, mặc dù doanh thu tăng dần qua từng năm, nhưng các khoản lỗ vẫn đang tăng lên. Hơn nữa, các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang gần đây đã khiến Shopee – và những gã khổng lồ công nghệ khác – gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

Sức ép lớn từ các nhà đầu tư và cổ đông

Tại thị trường Việt Nam, đa số người tiêu dùng mua sắm trên Thương mại điện tử do các lý do chính sau:

  • Các ưu đãi mua sắm từ sàn rất hấp dẫn: ưu đãi mua sắm từ sàn/thương hiệu nhằm thu hút người tiêu dùng; ưu đãi về chi phí và hỗ trợ chương trình từ sàn nhằm thu hút Nhà bán hàng trong giai đoạn tăng trưởng nóng; các ưu đãi hấp dẫn nhằm cạnh tranh với các sàn TMĐT khác,…
  • Thuận tiện, tiện lợi: thời điểm dịch covid đã thiết lập thói quen này của người tiêu dùng
  • Sản phẩm đa dạng phong phú: tiếp cận đa dạng sản phẩm mà chỉ cần qua vài cú click chuột

Do đó với đa số người tiêu dùng Việt trên TMĐT, sau khi chương trình khuyến mãi cũ kết thúc và lắng xuống, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến những chương trình khuyến mãi lớn tiếp theo. Điều này vô hình chung góp phần thúc đẩy sàn và NBH đưa ra các chương trình ưu đãi để thu hút người mua (Ví dụ như các Mega Campaign với nhiều ưu đãi lớn mỗi tháng vào các ngày đôi 9.9, 10.10, 11.11, 12.12). Việc cạnh tranh về giá cũng là một yếu tố khiến nhiều NBH trên Shopee giảm giá giai đoạn mới tham gia.

Và đến thời điểm này, các sàn TMĐT như Shopee, Lazada rõ ràng cần thay đổi chiến lược khi Thương mại điện tử đã qua giai đoạn tăng trưởng nóng, cần tập trung vào chất lượng để giữ chân người tiêu dùng.

Fed tăng lãi suất đẩy các nhà đầu tư đến các khoản đầu tư an toàn

“Giới đầu tư sẽ yêu cầu các sàn đưa ra chiến lược rõ ràng để giữ chân người tiêu dùng, đẩy mạnh tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận ròng thay vì chỉ thúc đẩy bằng các vòng tài trợ mà hầu hết sử dụng cho các chiến dịch khuyến mãi tốn kém nhưng không tạo ra giá trị lâu dài”Vlad Savin, Giám đốc phát triển kinh doanh của Acclime Việt Nam

Shopee đang chuyển từ tăng trưởng sang bảo toàn Doanh thu và tập trung vào lợi nhuận.

Việc Shopee chuyển từ tăng trưởng sang bảo toàn Doanh thu và tập trung vào lợi nhuận là một trong những động thái gần đây nhằm tạo dựng dòng tiền dương cho công ty. Khi sức ép từ nguồn vốn bên ngoài cạn kiệt dần từ đợt huy động vốn gần đây nhất là 6 tỷ USD thông qua việc bán cổ phần và trái phiếu vào tháng 09/2021.

Công ty mẹ của Shopee đang trì hoãn kế hoạch mở rộng sang các thị trường nước ngoài và tinh giản nhân sự. Thay vì chi tiêu ồ ạt để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu như trước đây, Sea chuyển trọng tâm vào lợi nhuận. Điều này cho thấy các cố gắng nỗ lực của Shopee trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để giữ chân người tiêu dùng.

Shopee có thể làm gì để tăng dòng tiền dương cho Doanh nghiệp?

  • Nội bộ cắt giảm chi phí:

– Tháng 3, Shopee đóng cửa văn phòng tại Ấn Độ và sa thải 300 nhân viên.

– Cùng tháng, Shopee rút khỏi Pháp, thị trường duy nhất ở châu Âu

– Cuối tháng 8, Shopee huỷ bỏ một số lời mời làm việc với các ứng viên

– Đầu tháng 9, Shopee ngừng hoạt động ở Chile, Columbia, Mexico và hoàn toàn rút khỏi Argentina

– Vào ngày 15/9, làn sóng sa thải bắt đầu

  • Với các Nhà bán hàng: tăng phí, tăng giá bán các gói marketing solutions, cắt trợ giá một số gói dịch vụ.
  • Với người mua: giảm hỗ trợ ship, bớt voucher các dịp mega campaign mua sắm cuối năm
  • Với đối tác thanh toán, 3PL (bên vận chuyển thứ 3): tăng thu giảm chi, tích cực ép giá

Cụ thể mức phí Shopee Mall thay đổi như thế nào?

Với mục đích hướng đến sự phát triển của nền tảng thương mại điện tử và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Shopee đã đưa ra thông báo cập nhật phí cố định dành cho Nhà bán hàng Shopee Mall.

Như vậy, các nhà bán hàng có thể thấy:

Biểu phí Shopee Mall cũ: phí cố định (đã gồm VAT)

VD: Phí cố định = Tổng giá trị đơn hàng x % phí cố định đã gồm VAT (5.5%)

Biểu phí Shopee Mall mới: phí cố định + VAT

VD: Phí cố định = Tổng giá trị đơn hàng x % phí cố định (5.5%) + VAT (0.55%)

Cụ thể thông báo từ Shopee về việc thay đổi chính sách phí cố định cho Shopee Mall

Doanh nghiệp và Nhà bán hàng cần làm gì để phát triển bền vững hơn

Với kinh nghiệm 5+ năm hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, 70+ chuyên gia vận hành trong ngành, là đối tác chính thức của các sàn TMĐT lớn tại khu vực Đông Nam Á như Shopee, Lazada, TikTok Shop và là cố vấn giải pháp cho hơn 150+ đối tác Thương hiệu. Quan điểm lời khuyên dành cho Thương hiệu/ Doanh nghiệp và các Nhà bán hàng là:

Đối với Thương hiệu/ Doanh nghiệp

Đây là các Doanh nghiệp có tiềm lực và đầu tư tập trung cả vào Thương hiệu, chất lượng sản phẩm cũng như chiến lược kinh doanh. Thông thường, khi kinh doanh trên TMĐT, các Doanh nghiệp này dành phần lớn ngân sách cho việc phát triển sản phẩm và vận hành gian hàng, marketing. Dành ít ngân sách hơn và không tập trung vào việc giảm giá sản phẩm quá nhiều để thu hút người mua. (Ví dụ: Dành 15% – 20% cho vận hành/marketing; 5% – 10% cho giảm giá, ưu đãi sản phẩm).

Vì vậy, việc Shopee Mall tăng phí cố định sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các đối tượng Doanh nghiệp này. Vì bản chất họ đã xây dựng được tệp khách hàng trung thành nhờ đầu tư tốt vào uy tín Thương hiệu, chất lượng và giá cả sản phẩm trước đó. Nên khi phí sản phẩm có tăng do chi phí tăng, sẽ không làm Doanh nghiệp mất đi khách hàng – gây ảnh hưởng lớn đến Doanh thu.

Đối với Nhà bán hàng trên sàn

Các seller trên sàn, đa số đều có những Nhà bán hàng tập trung nhiều vào việc giảm giá và ưu đãi sản phẩm để thu hút khách hàng. (Ví dụ: Thông thường, các Nhà bán hàng này dành 5% – 10% ngân sách cho việc vận hành, và dành tới 20% – 30% ngân sách cho việc xây dựng các chương trình ưu đãi và giảm giá). Vậy nên, khi Shopee tăng giá Shopee Mall, sẽ có nhiều NBH cân nhắc giữa việc có nên đăng ký trở thành Shopee Mall nữa không? Việc trở thành Shopee Mall có thực sự có cần thiết hay không?

Trên thực tế, việc Shopee sẽ tăng giá Shopee Mall là điều chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Nhà bán hàng có thể cân nhắc có lên Shopee Mall hay không tùy vào nguồn lực của bạn. Với UpBase, việc lên Mall sẽ giúp Gian hàng của bạn tăng uy tín, từ đó tập trung vào phát triển sản phẩm, marketing theo hướng bền vững hơn thay vì chỉ tập trung vào giảm giá sản phẩm mãi để thu hút người mua. Bên cạnh đó, việc sở hữu Shopee Mall uy tín sẽ giúp các Nhà bán hàng bán sản phẩm với giá tốt hơn,

Suy cho cùng, cuộc chiến Thương mại điện tử sẽ trở nên khốc liệt hơn trong thời gian tới với các lý do trên, đặc biệt với sự tham gia bùng nổ của TikTok Shop. Vì vậy, Nhà bán hàng/ Thương hiệu/ Doanh nghiệp nên tập trung vào hướng đi bền vững hơn thay vì đi theo chiến lược tập trung vào ưu đãi, giảm giá để thu hút khách hàng.

Tham khảo:


Chiến lược gian hàng chính hãng – Shopee Mall

Giải pháp ngăn chặn bán phá giá trên sàn cho Thương hiệu và Nhà phân phối

Gian hàng Mall – Lợi thế cạnh tranh hảo cho doanh nghiệp ngành dược

Xuất bản vào 12/29/2023

Bài viết mới

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next

icon next