Nguyễn Công Phúc

Tác giả

Nguyễn Công Phúc

Mô hình kinh doanh là gì? Các loại mô hình kinh doanh phổ biến

10/1/2024

0

Mô hình kinh doanh là gì? Các loại mô hình kinh doanh phổ biến

Mô hình kinh doanh là cách mà doanh nghiệp tạo ra, truyền thông, phân phối giá trị đến khách hàng và thu về lợi nhuận. Có nhiều loại mô hình kinh doanh khác nhau, tùy thuộc vào nguồn lực và thị trường muốn khai thác mà doanh nghiệp sẽ chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về mô hình kinh doanh trong bài viết dưới đây của UpBase!

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là cách thức mà doanh nghiệp tạo ra, truyền thông, phân phối giá trị đến khách hàng và thu về lợi nhuận. Mô hình kinh doanh mô tả cách doanh nghiệp xây dựng, triển khai và quản trị các hoạt động kinh doanh của mình, từ khâu xác định sản phẩm/dịch vụ kinh doanh, thị trường mục tiêu, cách thức phân phối đến khâu đặt giá, bán hàng. 

Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ. Mô hình kinh doanh giúp xác định mục tiêu, chiến lược, thu hút được đầu tư và tạo động lực cho nhân viên. Mô hình kinh doanh cũng sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Phân loại mô hình kinh doanh

Có rất nhiều loại mô hình kinh doanh khác nhau, có thể được phân loại theo ba cách chính là theo mối quan hệ người bán-người mua, hình thức giao dịch và theo loại sản phẩm/dịch vụ. Cụ thể như sau: 

1. Theo mối quan hệ giữa các bên

Mô hình kinh doanh B2B
Mô hình kinh doanh B2B

Theo mối quan hệ giữa các bên, có các loại mô hình kinh doanh sau: 

  • B2C (Business-to-Consumer): Doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: Các cửa hàng bán lẻ, các trang thương mại điện tử.
  • B2B (Business-to-Business): Doanh nghiệp bán hàng cho các doanh nghiệp khác thay vì bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: Các nhà cung cấp nguyên liệu, các công ty phần mềm, nhà sản xuất.
  • C2C (Consumer-to-Consumer): Người tiêu dùng bán hàng cho nhau, người tiêu dùng này bán sản phẩm của họ cho người tiêu dùng khác. Ví dụ: Các sàn giao dịch trực tuyến như Shopee, Lazada, chợ online, hội nhóm mua bán trên mạng xã hội. 
  • B2B2C (Business To Business To Customer): Là mô hình kết hợp cả B2B và B2C, trong đó các doanh nghiệp B2B hợp tác để cùng đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ví dụ: Các sàn thương mại điện tử trung gian như Tiki, Sendo, Lazada, Shopee, ...

2. Theo hình thức giao dịch

Theo hình thức giao dịch, có 3 loại mô hình kinh doanh sau: 

  • Mô hình kinh doanh trực tuyến: Là mô hình kinh doanh trong đó tất cả các hoạt động kinh doanh được thực hiện trên nền tảng trực tuyến. Ví dụ, kinh doanh trên website, trên thương mại điện tử. 
  • Mô hình kinh doanh truyền thống: Là mô hình trong đó các hoạt động kinh doanh được thực hiện chủ yếu thông qua các cửa hàng vật lý. Ví dụ kinh doanh cửa hàng bán lẻ, siêu thị. 
  • Mô hình kinh doanh kết hợp: Là mô hình kinh doanh kết hợp giữa hình thức kinh doanh trực tuyến và kinh doanh truyền thống. 

3. Theo loại sản phẩm/dịch vụ

Mô hình kinh doanh dịch vụ
Mô hình kinh doanh dịch vụ

Theo loại hình sản phẩm/dịch vụ có thể chia thành:

  • Mô hình kinh doanh sản phẩm vật lý: Bán các sản phẩm hữu hình, như thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm.
  • Mô hình kinh doanh dịch vụ: Cung cấp các dịch vụ, như dịch vụ thuê nhà, thuê bảo vệ, dịch vụ chăm sóc trẻ em. 
  • Mô hình kinh doanh kỹ thuật số: Cung cấp các sản phẩm/dịch vụ kỹ thuật số, như phần mềm công nghệ. 

Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố sau: 

  • Khách hàng: Mô hình kinh doanh giúp xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, họ là ai, có nhu cầu, mong muốn gì, tâm lý, hành vi, nhân khẩu … như thế nào. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực để phục vụ tốt nhất cho khách hàng. 
  • Sản phẩm/dịch vụ: Đây là giá trị cốt lõi của mô hình kinh doanh, là giá trị mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm/dịch vụ cần có yếu tố khác biệt, độc đáo để có thể cạnh tranh trên thị trường. 
  • Kênh phân phối: Là phương thức doanh nghiệp chuyển giao giá trị cho khách hàng. Kênh phân phối có thể là kênh trực tiếp (từ nhà sản xuất đến người dùng), kênh gián tiếp (thông qua các trung gian phân phối). 
  • Doanh thu: Doanh nghiệp cần xác định mô hình kinh doanh sẽ kiếm tiền bằng cách nào, từ bán sản phẩm/dịch vụ, cho thuê, hoa hồng, … hay từ nguồn nào. 
  • Chi phí: Mô hình kinh doanh cần xác định chi phí liên quan đến việc sản xuất, cung ứng sản phẩm/dịch vụ. Xác định cấu trúc chi phí sẽ giúp định giá sản phẩm, xây dựng kế hoạch tài chính và tính toán lợi nhuận hiệu quả. 
  • Đối tác: Một số mô hình kinh doanh phụ thuộc vào việc thiết lập mối quan hệ với các đối tác bên ngoài để đạt được mục tiêu kinh doanh. 
  • Nội tại doanh nghiệp: Nguồn lực nội tại của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng của mô hình kinh doanh. Nguồn nhân lực, tài chính, nhà xưởng, nguồn vốn … sẽ tạo sức mạnh cho mô hình kinh doanh. 
  • Cạnh tranh, yếu tố bên ngoài: Đây là các yếu tố doanh nghiệp không thể kiểm soát được mà phải thích nghi. Mô hình kinh doanh cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh, biết cách tạo ra lợi thế so với đối thủ, hiểu rõ các cơ hội và thách thức của thị trường. 

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp
Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, bạn cần phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với mô hình kinh doanh. 

  • Phân tích nguồn lực hiện có để đánh giá khả năng phục vụ nhu cầu thị trường.
  • Phân tích thị trường mục tiêu để chọn phân khúc khách hàng doanh nghiệp sẽ phục vụ. 
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh để tìm ra sự khác biệt, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp, môi trường tự nhiên … để nắm bắt cơ hội và nhìn nhận thách thức sẽ phải đối mặt.

Kết luận

Qua bài viết, UpBase đã cung cấp thông tin chi tiết về mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh là cách thức doanh nghiệp tạo ra, truyền thông và phân phối giá trị đến khách hàng. Có nhiều loại mô hình kinh doanh khác nhau như B2B, B2C, B2B2C, … Khi lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp thì bạn cần phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với mô hình kinh doanh. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Đừng bỏ lỡ những nội dung mới nhất!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...