Nghiên cứu thị trường và sản phẩm trên Amazon là một quá trình quan trọng để hiểu nhu cầu của khách hàng và đánh giá tiềm năng của các sản phẩm khác nhau trên nền tảng thương mại điện tử này. Dưới đây là một số kỹ thuật nghiên cứu thị trường và sản phẩm trên Amazon mà UpBase muốn chia sẻ với bạn!
Nghiên cứu sản phẩm trên Amazon
Nghiên cứu sản phẩm là quá trình phân tích cẩn các sản phẩm hoặc các ngành hàng (niche) khác nhau một cách kỹ lưỡng, dựa trên nhiều số liệu để xác định sản phẩm nào sẽ bán chạy trên Amazon.
Để tránh việc khởi nghiệp kinh doanh thất bại, các nhà bán hàng hoặc doanh nghiệp cần phải kỹ lựa chọn sản phẩm kinh doanh cẩn thận dựa trên những con số thực tế để ra quyết định.
Xác định nhu cầu thị trường
Xác định nhu cầu thị trường là một bước quan trọng để hiểu khách hàng của bạn đang tìm kiếm gì và tiềm năng của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên thị trường.
Trước tiên, bạn cần xác định xem lượng cầu của thị trường có phù hợp với doanh thu mong muốn của bạn không vì sản phẩm của bạn có tuyệt vời đến đâu mà thị trường không có nhu cầu thì cũng sẽ không có ai tìm mua.
Hãy áp dụng công thức xác định Search Volume để nghiên cứu thị trường:
Sản phẩm có tối thiểu 10 lượt bán/ngày (Daily sale)
Việc bắt đầu với một sản phẩm có sẵn 10 lượt bán/ngày trên thị trường có nghĩa là sản phẩm này đang có sẵn lượng cầu nhất định và seller nên nhảy vào để giành lấy một phần miếng bánh đó.
Bắt đầu với một sản phẩm với base daily sale lớn hơn cũng có nghĩa là lợi nhuận sẽ cao hơn đối với các sản phẩm cùng tầm giá mà daily sale nhỏ hơn.
Sản phẩm đối thủ có BSR (Best seller rank) thấp
Việc hiểu tần suất bán hàng của một sản phẩm có thể khá phức tạp nhưng việc xem xét Best Seller Rank (BSR) có thể giúp bạn hiểu được hiệu suất bán hàng của một sản phẩm trong danh mục của sản phẩm đó. BSR thấp hơn cho thấy doanh số bán hàng cao hơn.
Để đảm bảo doanh số cao khi đạt vị trí dẫn đầu, bạn nên có 3-5 sản phẩm đối thủ chính trong Categories chính có thứ hạng BSR khoảng bằng hoặc dưới 10.000. Bạn càng có nhiều sản phẩm có BSR thấp thì chứng tỏ ngách càng có lượng cầu cao.
Một số BSR tiêu chuẩn:
- Beauty & Personal Care: 15.000
- Health & Household: 30.000
- Patio & Garden: 10.000
- Kitchen: 10.000
Sản phẩm có tính mua định kỳ
Tìm kiếm các sản phẩm khuyến khích mua hàng lặp lại, như mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, v.v. Những sản phẩm này có thể giúp bạn tạo dựng lòng trung thành của khách hàng và duy trì thương hiệu, từ đó cải thiện giá trị trọn đời của khách hàng (CLV - Customer Lifetime Value).
Các mặt hàng có tính mua định kỳ cho thấy khách hàng hài lòng với sản phẩm của và tin tưởng vào thương hiệu của bạn. Họ cũng ít có khả năng chuyển sang đối thủ cạnh tranh hoặc sản phẩm thay thế. Trên hết, nó làm giảm chi phí mua lại và tiếp thị của bạn. Bạn không cần phải tốn nhiều tiền để thu hút khách hàng mới vì bạn đã có một lượng khách hàng trung thành.
Sản phẩm xanh (Evergreen Product)
Tính thời vụ thể hiện nhu cầu của sản phẩm thay đổi như thế nào theo thời gian. Nếu lấy ví dụ về các sản phẩm như áo mưa hoặc quần áo mùa đông, có thể thấy nhu cầu về những sản phẩm này tăng mạnh trong mùa gió mùa và mùa đông.
Một số nhu cầu về sản phẩm cũng tăng lên trong các ngày lễ, chẳng hạn như trang phục hoặc đồ trang trí Halloween.
Việc sử dụng Google Trends hoặc Helium 10 để xem tính thời vụ của một ngách sản phẩm có thể giúp bạn hiểu được khi nào nhu cầu đối với sản phẩm trong ngách đó tăng cao hoặc giảm xuống.
Google Trends
Google Trends cho phép bạn xem xu hướng tìm kiếm của người dùng đối với một từ khóa cụ thể trong một khoảng thời gian và khu vực địa lý nhất định. Bằng cách nhập từ khoá và chọn thời gian tìm kiếm, bạn có thể biết được xu hướng tìm kiếm, chẳng hạn như 12 tháng qua hoặc 5 năm qua. Quan sát đồ thị xu hướng để xem khi nào lượng tìm kiếm tăng hoặc giảm. Điều này sẽ cho bạn biết khi nào nhu cầu đối với ngách sản phẩm của bạn cao hoặc thấp.
Helium 10
Helium 10 là một công cụ mạnh mẽ dành cho người bán trên Amazon, cung cấp nhiều tính năng để phân tích thị trường và sản phẩm. Để xem tính thời vụ của ngách sản phẩm, bạn có thể sử dụng tính năng Trendster của Helium 10. Bắt đầu bằng cách nhập từ khóa hoặc mã định danh sản phẩm (ASIN) của sản phẩm cụ thể. Trendster sẽ cung cấp đồ thị cho thấy lịch sử doanh số bán hàng, giá cả và xu hướng của sản phẩm theo thời gian. Quan sát đồ thị để xác định khi nào doanh số bán hàng tăng hoặc giảm, giúp bạn hiểu được tính thời vụ của ngách sản phẩm. Bạn cũng có thể so sánh nhiều sản phẩm khác nhau trong cùng một ngách để có cái nhìn toàn diện hơn về tính thời vụ và từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp.
Nếu dữ liệu xu hướng lượng tìm kiếm ổn định có nghĩa là sản phẩm đó bán được quanh năm.
Nghiên cứu khách hàng
Tìm kiếm sản phẩm có số lượng đánh giá thấp
Đánh giá là một phần cần thiết để bán thành công bất kỳ sản phẩm nào, nhưng nó cũng giúp Seller hiểu được độ cạnh tranh khi tham gia thị trường.
Là một seller mới, chưa có nhiều đánh giá, sẽ rất khó để thâm nhập vào những thị trường đã xuất hiện các sản phẩm hàng đầu với hàng nghìn lượt đánh giá trên Listing. Vì vậy, để làm cơ sở hãy xem xét các sản phẩm/ngách sản phẩm trong đó 2-3 đối thủ hàng đầu (bán chạy nhất) có ít hơn 1.000 lượt reviews trên mỗi listing.
Xác định Unique Selling Point (USP)
Phân tích phần đánh giá sản phẩm và phần Hỏi đáp để xem khách hàng thảo luận những gì. Nếu các sản phẩm hàng đầu đã có xếp hạng từ 4,5 trở lên thì khả năng cao là những sản phẩm này đã được hoàn thiện và sẽ khó xác định được những khoảng trống trong sản phẩm.
Nhưng đối với những sản phẩm có xếp hạng dưới 4,5, bạn có thể xác định một số đánh giá tiêu cực và hiểu được những thiếu sót trong sản phẩm. Hãy tận dụng những khoảng trống này để cải thiện sản phẩm và điều chỉnh thông điệp sản phẩm của bạn.
Xác định mức độ cạnh tranh
Giá đầu vào trung bình - cao
Việc thâm nhập thị trường mới càng khó khăn thì càng có ít người bán cạnh tranh trực tiếp với bạn. Vì vậy, hãy tìm kiếm những sản phẩm đòi hỏi vốn đầu tư cao, tính năng độc đáo hoặc sự khác biệt mạnh mẽ so với các sản phẩm khác.
Những loại sản phẩm này có thể giúp bạn tránh được sự cạnh tranh trực tiếp và tạo ra một thị trường thích hợp cho chính mình.
Không có thương hiệu lớn ở trong ngách
Khi ngách hàng của bạn đang bị dẫn đầu bởi các ông lớn thì sẽ rất khó để bạn thâm nhập thị trường.
- Thứ nhất, bạn cần phải cạnh tranh với ngân sách tiếp thị lớn và mức độ nhận diện thương hiệu của họ.
- Thứ hai, việc giành được những khách hàng trung thành với những thương hiệu này có thể là một thách thức. Và nếu bạn cố gắng tiếp cận cơ sở khách hàng của họ, bạn có thể đang nhắm mục tiêu vào một nhóm nhân khẩu học hẹp, điều này sẽ hạn chế thị phần và mức tăng trưởng của bạn.
Nếu bạn vẫn muốn cạnh tranh với những thương hiệu thống trị như vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có chiến lược tiếp thị vững chắc, sản phẩm tốt và dịch vụ khách hàng đặc biệt.
Số lượng người bán
Hãy xem xét số lượng người bán sản phẩm trước khi lựa chọn – nó có thể cho biết mức độ cạnh tranh và nhu cầu về sản phẩm đó.
Nếu có quá nhiều người bán cho một sản phẩm có nghĩa là sản phẩm đó có tính cạnh tranh cao và bạn sẽ gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường. Mặt khác, nếu có ít người bán hơn trong danh mục, bạn sẽ có ít sự cạnh tranh hơn.
Xác định Lợi nhuận (Margin)
Khoảng giá đầu vào cao ($20 - $50)
Các sản phẩm có giá từ $20-$50 nằm trong phạm vi quyết định mua hàng ngẫu hứng trên hành trình mua hàng của khách hàng. Giá càng cao thì người tiêu dùng càng phải cân nhắc trước khi nên tiêu số tiền đó hay không.
Họ sẽ nghiên cứu thêm để xem liệu họ có cần sản phẩm đó hay không, trong khi với những mặt hàng rẻ hơn, họ sẽ không mất nhiều thời gian so sánh chúng với những mặt hàng khác.
Trên lưu ý đó, điều quan trọng là phải định giá đúng. Giá sản phẩm của bạn phải chịu được tất cả các chi phí khi bán hàng Amazon, đảm bảo được lợi nhuận mong muốn và giải quyết được giá trị cảm nhận của khách hàng.
Sản phẩm gọn, nhẹ
Hãy tìm những sản phẩm nhỏ và nhẹ về trọng lượng và kích thước, vì những loại sản phẩm này có phí vận chuyển, lưu kho, FBA thấp khiến cho lợi suất cao hơn.
Ngoài ra, những sản phẩm dễ đổ vỡ trong quá trình vận chuyển cũng không phải một lựa chọn thông minh.
Chọn sản phẩm biên lợi nhuận từ 30% trở lên
Mục tiêu cuối cùng của bất cứ seller hay doanh nghiệp nào cũng là lợi nhuận. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn tiến hành nghiên cứu sản phẩm, hãy tính tỷ suất lợi nhuận gộp để hiểu tiềm năng thu nhập của sản phẩm.
Việc chọn đi sản phẩm có biên độ lợi nhuận từ 30% trở lên giúp bạn có đủ để ngân sách quảng cáo của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
Bạn có thể dễ dàng tính được tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm bằng cách sử dụng Tool FBA Revenue Calculator của Amazon (Free) hoặc Profit Calculator của Helium 10.
Các giá key mà bạn cần có khi tính ROI:
- Giá Based Cost (Giá vốn hàng bán)
- Giá FBA
- Giá Storage Cost
- Giá Referral
Các nguồn Nghiên cứu sản phẩm
Amazon Categories
Amazon sẽ là nơi đầu tiên bạn nên nghiên cứu để tìm ra những ý tưởng hay cho sản phẩm. Amazon có các danh mục khác nhau như Best Sellers, Mover and Shaker, New Release,... Tất cả đều là nguồn idea sản phẩm vô cùng quý giá.
Đầu tiên, hãy truy cập trang Best Seller của Amazon. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy các sản phẩm bán chạy nhất cho từng danh mục lớn của Amazon. Hãy đào sâu vào những ngách nhỏ của danh mục lớn, tại đây có thể nhà bán hàng sẽ tìm được sản phẩm tiềm năng mà ít cạnh tranh.
Bạn cũng có thể xem các tab New Releases, Movers & Shakers, Most Wished For, and Gift Ideas. Những sản phẩm này sẽ có nhu cầu cao nhưng ít có sự cạnh tranh so với những sản phẩm bán chạy nhất.
Tool OX Amazon
Nếu bạn đã là người bán trên Amazon, hãy sử dụng công cụ Amazon Product Opportunity Explorer trên Seller Central để tìm sản phẩm mới.
Tool sẽ nằm ở mục Growth → Product Opportunity Explorer.
Sử dụng hộp tìm kiếm để nhập từ khóa rộng liên quan đến sản phẩm hoặc lĩnh vực mà bạn quan tâm.
Công cụ sẽ hiển thị các ngành hàng có liên quan, cụm từ tìm kiếm liên quan và các số liệu chính khác nhu cầu của khách hàng, cụm từ tìm kiếm hàng đầu, lượng tìm kiếm, số lượng đơn vị đã bán, giá trung bình và phạm vi giá.
Không chỉ vậy, hãy sử dụng phần Customer Review Insights để xác định các cơ hội cải tiến trong một sản phẩm và phân khúc thích hợp. Công cụ này sẽ cho bạn thấy tất cả các đánh giá tích cực và tiêu cực cho cả cấp độ sản phẩm và thị trường ngách.
Với công cụ Khám phá cơ hội sản phẩm (Customer Review Insights) này, bạn có thể thu hẹp các ý tưởng sản phẩm sinh lời được hỗ trợ bởi dữ liệu và ít có khả năng thất bại hơn.
Kết luận
Trên đây là một số kỹ thuật nghiên cứu thị trường, sản phẩm trên Amazon mà UpBase muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều giá trị cho bạn!