Ngô Thanh Huyền

Tác giả

Ngô Thanh Huyền

Khi nào nên triển khai Booking Performance và khi nào nên Booking Branding?

7/19/2024

0

Khi nào nên triển khai Booking Performance và khi nào nên Booking Branding?

Booking KOC/KOL đã trở thành một trong những chiến lược tiếp thị hàng đầu giúp thương hiệu tăng cường sự hiện diện và thu hút lượng lớn traffic. Các chiến dịch Booking KOC/KOL không chỉ mang lại hiệu quả về mặt nhận diện thương hiệu mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo dựng lòng tin từ người tiêu dùng.

Hai chiến lược phổ biến thường được sử dụng là Booking PerformanceBooking Branding. Mỗi chiến lược có mục tiêu và lợi ích riêng và việc lựa chọn chiến lược phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của bạn. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về từng chiến lược và khi nào nên triển khai chúng.

Khi nào nên triển khai Booking Performance?

Booking Performance là chiến lược tập trung vào việc đạt được kết quả đo lường cụ thể như doanh số bán hàng, lượt chuyển đổi hoặc các hành động trực tuyến khác. Mục tiêu chính là tối ưu hóa hiệu suất và tạo ra kết quả ngay lập tức.

Doanh nghiệp nên triển khai chiến dịch Booking Performance nếu:

  • Mục tiêu doanh số ngắn hạn: Khi mục tiêu chính của bạn là tăng doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn, Booking Performance là lựa chọn lý tưởng. Chiến lược này giúp bạn nhanh chóng đạt được doanh số mong muốn thông qua các chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
  • Chiến dịch khuyến mãi và giảm giá: Khi bạn có các chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá đặc biệt, chiến lược này giúp thu hút khách hàng ngay lập tức, thúc đẩy họ hành động mua sắm.
  • Theo dõi và đo lường hiệu quả dễ dàng: Với Booking Performance, bạn có thể dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo. Các số liệu như CPC (Cost Per Click), CPA (Cost Per Acquisition) hay ROI (Return on Investment) sẽ giúp bạn đánh giá và điều chỉnh chiến lược kịp thời.
  • Ngân sách hạn chế: Nếu bạn có ngân sách hạn chế và cần thấy kết quả nhanh chóng, Booking Performance sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi phí và đạt được mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả.

Lựa chọn KOC/KOL phù hợp

Để đạt hiệu quả performance cao nhất, các doanh nghiệp cần chọn KOC/KOL dựa trên các tiêu chí sau:

  • Tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực liên quan: Chọn KOC/KOL có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, KOC chuyên review sản phẩm làm đẹp cho chiến dịch mỹ phẩm.
  • Tương tác cao: KOC/KOL có tỷ lệ tương tác cao (lượt thích, bình luận, chia sẻ) trên TikTok. Điều này đảm bảo nội dung của họ sẽ tiếp cận được nhiều người và kích thích tương tác.
  • Độ tin cậy: KOC/KOL có uy tín và được tin tưởng bởi người theo dõi, giúp tăng khả năng chuyển đổi thành khách hàng.

Dạng content booking performance

  • Review sản phẩm: Đánh giá chi tiết về sản phẩm, nêu rõ các ưu điểm và nhược điểm, kết hợp với sử dụng thực tế để tạo sự tin tưởng.

Ví dụ: Một video review son môi, nêu rõ cảm nhận về màu sắc, chất lượng và khả năng bám màu.

  • Unbox: Mở hộp sản phẩm mới, giới thiệu các phụ kiện kèm theo và cảm nhận ban đầu về sản phẩm. Dạng nội dung này tạo sự kích thích và tò mò cho người xem.

Ví dụ: Một video unbox điện thoại mới, giới thiệu từ hộp, thiết kế, đến các tính năng nổi bật.

  • Tutorial/How-to: Hướng dẫn sử dụng sản phẩm hoặc các mẹo vặt, giúp người dùng thấy được giá trị thực tế của sản phẩm.

Ví dụ: Một video hướng dẫn cách sử dụng một loại máy xay sinh tố, từ việc lắp ráp đến chế biến các món ăn khác nhau.

  • Before & After: Hiển thị kết quả trước và sau khi sử dụng sản phẩm, giúp người xem thấy rõ hiệu quả thực tế.

Ví dụ: Một video trước và sau khi sử dụng kem dưỡng da, cho thấy sự cải thiện về làn da.

  • Challenge: Tạo các thử thách liên quan đến sản phẩm để người xem tham gia, tạo sự lan tỏa và tương tác.

Ví dụ: Một thử thách nấu ăn với nguyên liệu đặc biệt từ một thương hiệu thực phẩm, khuyến khích người xem tham gia và chia sẻ kết quả.

Khi nào nên triển khai Booking Branding?

Booking Branding là chiến lược tập trung vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu lâu dài. Mục tiêu chính là tăng cường nhận thức về thương hiệu, tạo dựng hình ảnh và lòng trung thành từ khách hàng.

Doanh nghiệp nên triển khai chiến dịch Booking Branding nếu:

  • Xây dựng thương hiệu mới: Khi bạn vừa ra mắt một thương hiệu mới hoặc sản phẩm mới, Booking Branding là bước đi quan trọng để tạo dựng nhận thức và tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng.
  • Tăng cường nhận diện thương hiệu: Khi mục tiêu của bạn là tăng cường nhận diện thương hiệu trên thị trường, chiến lược này giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
  • Tạo lòng trung thành từ khách hàng: Booking Branding giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua việc tạo ra giá trị cảm xúc và niềm tin đối với thương hiệu của bạn.
  • Phát triển thị trường mới: Khi bạn muốn mở rộng thị trường hoặc nhắm đến các phân khúc khách hàng mới, chiến lược này giúp bạn tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.

Lựa chọn KOC/KOL phù hợp

Để chiến dịch booking branding diễn ra hiệu, các doanh nghiệp cần chọn KOC/KOL dựa trên các tiêu chí sau:

  • Hình ảnh và Giá trị phù hợp với thương hiệu: Chọn KOC/KOL có hình ảnh, phong cách và giá trị sống phù hợp với thông điệp và giá trị của thương hiệu. Điều này giúp tạo nên sự đồng nhất và tăng cường nhận diện thương hiệu.
  • Tầm ảnh hưởng dài hạn: Chọn KOC/KOL có ảnh hưởng lâu dài và có mối quan hệ bền vững với người theo dõi. Điều này giúp tạo dựng lòng tin và sự trung thành với thương hiệu.
  • Sáng tạo và Tương tác cao: KOC/KOL có khả năng sáng tạo nội dung hấp dẫn và tương tác cao với người theo dõi, giúp truyền tải thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả.

Dạng content booking branding

  • Vlog Sự Kiện: Ghi lại quá trình chuẩn bị và tham dự khai trương, ra mắt sản phẩm của thương hiệu kết hợp với các bình luận và cảm nhận cá nhân.

Ví dụ: Một video ghi lại quá trình chuẩn bị trang phục, make-up, đến khi tham dự và tương tác tại sự kiện thời trang của một thương hiệu lớn.

  • Storytelling: Kể chuyện về thương hiệu, giá trị và sứ mệnh của sản phẩm, giúp tạo sự kết nối cảm xúc với người xem.

Ví dụ: Video kể về hành trình phát triển bền vững của một thương hiệu thời trang, từ quá trình sản xuất đến những câu chuyện về những người thợ may.

  • Lifestyle: Nội dung thể hiện phong cách sống, thói quen và giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải. Điều này giúp người xem dễ dàng nhận diện và kết nối với thương hiệu.

Ví dụ: Một video về một ngày sống xanh cùng Helly Tống, từ việc lựa chọn thực phẩm hữu cơ đến các hoạt động bảo vệ môi trường.

  • User-Generated Content: Khuyến khích người dùng tạo nội dung liên quan đến thương hiệu và chia sẻ trải nghiệm cá nhân. Điều này giúp tạo cộng đồng và tăng cường tương tác.

Ví dụ: Thử thách tạo video với hashtag thương hiệu, nơi người dùng chia sẻ cách họ sử dụng sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

  • Educational Content: Nội dung giáo dục về các vấn đề mà thương hiệu quan tâm, giúp nâng cao nhận thức và tạo giá trị cho người xem.

Ví dụ: Video hướng dẫn về cách bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong gia đình.

Kết hợp Performance và Branding trong chiến dịch Booking

Trong thực tế, các thương hiệu thường không tách riêng mục tiêu branding (xây dựng thương hiệu) và performance (hiệu suất). Branding tốt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đạt được performance cao và ngược lại. Tuy nhiên, để chiến dịch booking KOC/KOL mang lại hiệu quả tốt nhất, cần có chiến lược kết hợp hai yếu tố này phù hợp với từng giai đoạn của chiến dịch. Dưới đây là cách triển khai:

Hiểu rõ mối quan hệ giữa Branding và Performance

  • Branding: Tập trung vào việc tạo dựng hình ảnh, giá trị, và nhận diện thương hiệu. Các chiến dịch branding giúp tạo sự kết nối cảm xúc và lòng trung thành từ khách hàng. Ví dụ, một thương hiệu thời trang có thể sử dụng KOC/KOL để kể câu chuyện về sự bền vững và chất lượng sản phẩm, từ đó xây dựng lòng tin và tình cảm của khách hàng.
  • Performance: Tập trung vào các chỉ số ngắn hạn như doanh số, lượt truy cập, và tỷ lệ chuyển đổi. Chiến dịch performance thường sử dụng các KOC/KOL để thúc đẩy mua hàng ngay lập tức thông qua mã giảm giá, khuyến mãi hoặc các chương trình khuyến khích mua sắm.

Chiến lược kết hợp Branding và Performance

Để kết hợp hai yếu tố này một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược dựa trên các giai đoạn của chiến dịch:

Giai đoạn 1: Xây dựng Nhận diện và Giá trị Thương hiệu

  • Mục tiêu: Tạo sự nhận diện và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
  • Hoạt động: Sử dụng KOC/KOL để kể chuyện về thương hiệu, chia sẻ giá trị cốt lõi và sứ mệnh của thương hiệu. Nội dung có thể bao gồm video về hành trình sản xuất, câu chuyện về nguồn gốc sản phẩm, và các giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải.
  • Ví dụ: Một chiến dịch của Biti's Hunter với Sơn Tùng M-TP, nơi Sơn Tùng chia sẻ câu chuyện về hành trình “Đi để trở về”, giúp khách hàng hiểu và đồng cảm với thông điệp của thương hiệu.

Giai đoạn 2: Thúc đẩy Tương tác và Gắn kết

  • Mục tiêu: Tăng cường tương tác và xây dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu.
  • Hoạt động: Tổ chức các sự kiện, thử thách hoặc chiến dịch tương tác trên mạng xã hội. KOC/KOL sẽ tham gia và khuyến khích người theo dõi tham gia, từ đó tạo sự gắn kết và tương tác trực tiếp với thương hiệu.
  • Ví dụ: Highlands Coffee hợp tác với Huyền My tổ chức các buổi gặp gỡ fan và các sự kiện tại quán cà phê, kết hợp với các video tương tác trên TikTok.

Giai đoạn 3: Tối ưu Hóa Hiệu suất Bán hàng

  • Mục tiêu: Tăng doanh số và tỷ lệ chuyển đổi.
  • Hoạt động: Sử dụng các KOC/KOL để thực hiện các video review, unbox sản phẩm hoặc giới thiệu các chương trình khuyến mãi, mã giảm giá đặc biệt. Nội dung này cần trực tiếp và hấp dẫn, thúc đẩy người xem mua hàng ngay lập tức.
  • Ví dụ: Sử dụng một KOC nổi tiếng trong lĩnh vực làm đẹp để review chi tiết sản phẩm mới của một thương hiệu mỹ phẩm, kèm theo mã giảm giá và khuyến khích mua ngay.

Theo dõi và đánh giá hiệu quả

Sau khi triển khai chiến dịch, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả là rất quan trọng. Các chỉ số cần quan tâm bao gồm:

  • Chỉ số Branding: Nhận diện thương hiệu, mức độ yêu thích và lòng trung thành của khách hàng.
  • Chỉ số Performance: Doanh số bán hàng, lượt truy cập, tỷ lệ chuyển đổi và ROI từ các hoạt động marketing.

Bằng cách phân tích các chỉ số này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kịp thời để tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch.

Casestudy Booking thành công của UpBase và DreamTrend

Về DreamTrend

DREAM TREND là thương hiệu nổi tiếng và rất được tin dùng tại thị trường Đài Loan, với các dòng sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm make-up, chăm sóc cơ thể và đặc biệt là chăm sóc tóc.

Ưu điểm:

  • Sản phẩm chất lượng, đẹp
  • Show được before/ after ngay sau khi sử dụng sản phẩm
  • Mức giá hấp dẫn: tương đương với các sản phẩm dưỡng tóc khác, với dung tích lớn hơn 150ml
  • Đồng bộ giá trên tất cả các kênh bán online và offline

Nhược điểm:

  • Kênh phân phối chính tại Việt Nam (trước booking) là đại lý bán lẻ
  • Doanh thu chưa đột phá, số lượng nhỏ lẻ
  • Đã chạy KOL lớn, booking báo PR sản phẩm trước đó nhưng chưa hiệu quả
  • Bán chủ yếu trên facebook bên Đài Loan
Nắm bắt xu hướng và tiềm năng của TikTok Shop, Dreamtrend mong muốn xây dựng và phát triển gian hàng chính hãng trên nền tảng này nhằm tiếp cận người tiêu dùng Việt, branding và tăng trưởng Doanh thu.

Chiến lược booking của UpBase

Hàng triệu lượt xem video và thảo luận về Thương hiệu cùng Influencer Marketing

Với Influencer Marketing, giải pháp chính của UpBase dành cho Dreamtrend là Booking KOC. Upbase booking số lượng lớn 40 – 50 KOC/ tháng bao gồm Key KOC và Micro KOC để phủ thị trường, giúp sản phẩm được biết đến nhiều hơn.

UpBase xây dựng chiến lược booking KOC, chia theo giai đoạn, thúc đẩy Thương hiệu trên nền tảng TikTok, tăng lượng thảo luận về sản phẩm, lợi ích sản phẩm và tên Thương hiệu.

Chất lượng sản phẩm tốt, review và feedback tốt đến từ người mua đã sử dụng sản phẩm cùng các content creator/ KOC đã thu hút ngày càng nhiều người quan tâm, tìm mua, sử dụng, review và giới thiệu sản phẩm. Dưới đây, là những kết quả tích cực đến từ các KOC/KOL:

  • Sản phẩm dưỡng tóc của Dream trend với Key Selling Point là “Gỡ rối tóc”
  • Sản phẩm chất lượng + đã được booking nhiều KOC trước đó => thu hút thêm nhiều creator khác sử dụng và review sản phẩm
  • Hơn 200 video ngắn và hơn 100 video livestream một tháng
  • Hashtag #dreamtrendvn đạt 11 triệu lượt xem
  • Có 763 nhà sáng tạo được booking và lựa chọn sản phẩm để review
  • Hơn 90% Doanh thu đến từ video ngắn

Biến chính những khách hàng và creator thành người giới thiệu sản phẩm. Xây dựng sản phẩm chất lượng và chiến lược phát triển bền vững với Booking KOC, Booking Livestream, TikTok Ads, Affiliate Network,… Thu hút chính những người mua hàng (hoặc các content creator) sử dụng sản phẩm, đánh giá/ review tốt về sản phẩm, nhắc đến sản phẩm, giúp sản phẩm được biết đến nhiều hơn,…

Kết quả của chiến dịch

Từ việc kết hợp Performance và Branding trong một chiến dịch Booking, UpBase đã giúp DreamTrend đạt được doanh thu tăng trưởng gấp 100 lần, 3.11 triệu lượt xem sản phẩm và rất nhiều đánh giá 5 sao chỉ sau 1 tháng triển khai.

Đừng bỏ lỡ những nội dung mới nhất!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...