Việc sản phẩm bị khóa trên Shopee sẽ gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu và uy tín của shop. Thêm vào đó, shop có sản phẩm bị khóa sẽ bị Shopee phạt nặng và rất khó để được xét duyệt thành Shop yêu thích. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho việc bị khoá hoặc xoá sản phẩm trên Shopee thông qua bài viết dưới đây!
Nguyên nhân phổ biến cho việc sản phẩm bị khoá hoặc xoá vĩnh viễn
Do nội dung và hình ảnh chưa đạt tiêu chuẩn
Về nội dung, bạn hãy kiểm tra lại xem tên sản phẩm đã đúng cấu trúc tên của Shopee chưa (VD: Đối với sản phẩm Đồng Hồ, tên sản phẩm cần ghi rõ theo cấu trúc sau: Đồng hồ + Giới tính + Thương hiệu), kiểm tra xem thông tin cần thiết trong phần mô tả sản phẩm đã đầy đủ chưa (thông số kỹ thuật, thành phần/chất liệu, công dụng, bảo hành,...).
Về hình ảnh, nếu sản phẩm chưa có đủ hình ảnh hoặc hình ảnh phản cảm/chưa rõ ràng/không nhất quán với tên sản phẩm/... sẽ dẫn đến việc bị khoá sản phẩm. Trường hợp nặng hơn, sản phẩm có thể bị xoá hoàn toàn nếu hình ảnh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ/hình ảnh khác với sản phẩm thật.
Do thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác
Để đảm bảo quyền lợi của người mua, Shopee sẽ yêu cầu người bán cung cấp đủ thông tin về nguồn gốc và xuất xứ, thời hạn sử dụng cùng với các giấy tờ cần thiết cho từng ngành hàng.
Bên cạnh đó, sản phẩm cũng sẽ bị khoá hoặc xoá vĩnh viễn nếu:
- Nhà vận chuyển báo sai khối lượng
- Sai thông tin ngành hàng
- Shopee Mall - sản phẩm chưa được đăng ký
- Shopee Mall - thương hiệu chưa được đăng ký
Nếu trước đó đã cung cấp đầy đủ giấy tờ theo quy định mà vẫn bị khoá sản phẩm, bạn cần kiểm tra xem giấy tờ còn hiệu lực không, nếu đã hết thời hạn thì cần làm lại và bổ sung nhanh chóng.
Do bị nghi ngờ là hàng giả, hàng nhái
Để giải đáp vấn đề tại sao sản phẩm trên Shopee bị khóa, hãy cùng tham khảo một số quy định về hàng giả/hàng nhái không được phép đăng bán trên Shopee ngay sau đây:
Theo Nghị Định 185/2013/NĐ-CP, hàng giả/nhái là:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
h) Tem, nhãn, bao bì giả: gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác.
Khách hàng có quyền khiếu nại khi nghi ngờ sản phẩm là hàng giả, hàng nhái. Sau khi nhận khiếu nại, nếu nhãn hàng không cung cấp đủ giấy tờ bằng chứng thì sẽ bị phạt tiền 10 triệu đồng và bị khoá sản phẩm.
Cách giải quyết khi bị khoá hoặc xoá sản phẩm trên Shopee
Việc sản phẩm bị khóa trên Shopee sẽ gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu và uy tín của shop. Thêm vào đó, shop có sản phẩm bị khóa sẽ bị Shopee phạt nặng và rất khó để được xét duyệt thành Shop yêu thích. Sau khi hiểu lý do sản phẩm bị khóa trên Shopee, người bán nên áp dụng một số mẹo sau:
- Khi đăng sản phẩm, shop không nên sử dụng hình ảnh chứa logo của các thương hiệu lớn (Adidas, Nike…) hoặc logo của Shopee Mall, Shopee.
- Tránh đặt tiêu đề sản phẩm với những từ gây hiểu lầm hoặc không đúng sự thật như: Freeship (nhưng lại không được Freeship), Rẻ vô địch.
- Không nên sao chép tiêu đề, mô tả, hình ảnh, giá cả... 100% từ shop khác.
- Sử dụng hình ảnh thật của sản phẩm.
- Viết mô tả đúng, đủ và chi tiết về sản phẩm. Bạn có thể tham khảo thêm: Nghệ thuật "quyến rũ" khách hàng bằng mô tả sản phẩm trên Shopee.
- Tất cả sản phẩm cần phải có tem, nhãn mác và bao bì nguyên vẹn. Không được phép chiết hoặc chia nhỏ dưới bất kỳ hình thức nào.
- Đối với người bán mở nhiều gian hàng, mỗi ngày chỉ nên đăng sản phẩm ở 2-3 shop là đủ. Không nên đăng một sản phẩm trên quá nhiều shop với cùng một địa chỉ IP.
- Nếu shop có quá nhiều sản phẩm, nên chia nhỏ và đăng mỗi ngày một ít để dễ theo dõi và quản lý sản phẩm.
UpBase SSP - Giảm giá 50% dịch vụ mở khoá sản phẩm và lấy lại sản phẩm bị xoá trên Shopee
Hàng tháng, UpBase SSP luôn tiếp nhận và giải quyết rất nhiều trường hợp sản phẩm trên gian hàng bị Shopee khoá hoặc xoá hẳn.
Nếu brand tự gửi email cho Shopee để lấy lại sản phẩm thì thời gian xét duyệt sẽ rất lâu, khả năng được duyệt cũng rất thấp và dẫn đến việc bị phạt tiền, ảnh hưởng hoạt động mua bán và lượt bán sản phẩm.
Là đối tác chính thức của Shopee, UpBase SSP sẽ hỗ trợ nhãn hàng liên lạc nhanh chóng với Shopee để lấy lại sản phẩm dễ dàng! Thời gian xét duyệt nhanh hơn, khả năng được duyệt cao hơn!