Các Doanh nghiệp đã thấy rõ ảnh hưởng của suy thoái, lạm phát và lãi suất hơn ai hết. Từ làn sóng sa thải của các công ty công nghệ lớn, các công ty sản xuất, Shopee sa thải 7.000 nhân viên, Facebook: 11.000 nhân viên, Amazon: 10.000 nhân viên, Twitter 5.500 nhân viên, các tập đoàn bất động sản Việt Nam sa thải từ 10-40% nhân viên, hàng ngàn công nhân tại “thủ phủ công nghiệp Bình Dương” và Tp. HCM bị sa thải, hơn 240.000 lao động Việt Nam thiếu việc làm cuối năm. Và không phải chỉ ở mỗi chứng khoán, bất động sản hay crypo, mà là diễn ra ở hầu hết các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Điều mà các Doanh nghiệp cần tập trung vào giai đoạn này là “dòng tiền“, hãy nắm bắt những cơ hội có thể ở bất cứ đâu để tiếp cận nơi mà khách hàng tiềm năng tập trung nhiều nhất. Đưa ra chiến lược tối ưu chi phí, đẩy mạnh các giải pháp tăng trưởng dòng tiền cho doanh nghiệp, hãy hành động!
Bức tranh suy thoái đã rất rõ
Lịch sử là để nhìn vào và đưa ra các bài học cho tương lai. Có thể thấy rõ từ quá khứ, các đợt tăng mạnh lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào suy thoái. Tất cả các nền kinh tế lớn toàn cầu đều đang giảm tốc sau một chuỗi các cuộc khủng hoảng liên tiếp gồm đại dịch, chiến sự tại Ukraine, khủng hoảng khí đốt Châu Âu, thời tiết khắc nghiệt, Trung Quốc thực hiện các biện pháp đóng cửa. Và Việt Nam chắc chắn không là ngoại lệ, chúng ta cũng đã thấy rất rõ những dấu hiệu của sự “suy thoái” trên các lĩnh vực:
Trái phiếu sau lùm xùm của Tân Hoàng Minh và An Đông – Vạn Thịnh Phát, các trái chủ nguy cơ phải tự chịu trách nhiệm, mất trắng tay. Lúc này khả năng phát hành trái phiếu huy động vốn thành công của nhiều Doanh nghiệp là rất thấp, đơn cử như tuần rồi công ty con của Nova là Nova Saigon Royal không chào bán được 1 trái phiếu nào.
Các chuỗi bán lẻ lớn như Thế giới di động phải ngừng mở store và giá cổ phiếu 5 tháng qua giảm 50% chỉ còn bằng ly cafe 45.000 VNĐ. Cổ phiếu các tập đoàn BĐS trắng lệnh mua, hàng loạt các ông lớn bị call margin, giảm tới 20 – 30% chỉ trong vòng 1 tuần.
Các ông lớn chuỗi bán lẻ có dấu hiệu chây ì công nợ, chậm thanh toán kéo dài. Một số nhãn hàng lớn đòi thanh toán nợ bằng hàng hóa.
Niềm tin tiêu dùng bị giảm, triển vọng công việc và đi vay chi tiêu cũng trở nên khó khăn. Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao thì các hãng/ doanh nghiệp bị giảm nguồn thu, giảm nguồn thu bị buộc phải cắt giảm việc làm.
SMEs Việt Nam gặp những khó khăn gì?
Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, trong khi đầu ra giảm. Doanh nghiệp gần như bị hạn chế các nguồn tiền có thể huy động vay vốn sản xuất, kinh doanh trong khi nhiều khoản nợ, hợp đồng, chi phí cần phải thanh toán vào giai đoạn cuối năm đang dí sát.
Với ngành sản xuất Việt Nam, Doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa khi đơn hàng quý 4/2022 và quý 1/2023 giảm sâu. Ảnh hưởng nặng nhất là các ngành: đồ gỗ, hàng dệt may, giày dép, điện tử, nhựa và sản phẩm nhựa,…
Siết room tín dụng, triển vọng Doanh nghiệp có nguồn vay cũng trở nên khó khăn
Theo nhiều Doanh nhân lĩnh vực Ecom/ Retail chia sẻ thì chưa năm nào mà sức mua cuối năm lại tụt áp như thế, có lẽ giảm tới 30%
Dịp siêu mua sắm lớn nhất năm ngày đôi 11/11 vừa rồi, truyền thông của các sàn cũng không còn rầm rộ như những năm trước. Các sàn Thương mại điện tử lớn đều có dấu hiệu bị rớt traffic, nhân sự thì lo giữ ghế trước làn sóng cắt out.
Đây chỉ là những dấu hiệu suy thoái mà chúng ta đang dễ thấy nhất. Dự báo đỉnh điểm của suy thoái kinh tế sẽ thấy rất rõ vào Quý II/III năm 2023. Và một chu kỳ suy thoái thường kéo dài 2-3 năm, sau thời điểm bất động sản tăng giá, lãi suất tăng, thị trường cổ phiếu lao dốc – dẫn đến lạm phát và dự trữ ngoại hối giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, bất động sản giảm giá (là thời điểm đáy của thời kỳ suy thoái). Sau đó, nền kinh tế sẽ dần dần hồi phục khi lãi suất giảm, thị trường cổ phiếu tăng giá, và giá hàng tăng trở lại.
Thương mại điện tử khu vực Châu Á sẽ thế nào?
Đến cuối năm 2023, Đông Nam Á dự kiến sẽ duy trì mức tăng trưởng dự kiến ở mức 5,1% so với các thị trường khác như Mỹ (1,3%), EU (2,1%) và Trung Quốc (4,7%) theo Bain & Company và Báo cáo SYNC Đông Nam Á hàng năm của Meta.
Những điểm sáng của Thương mại điện tử Đông Nam Á trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu
- Tỷ lệ lạm phát hàng năm của khu vực dự kiến sẽ giảm từ 4,2% xuống 3,3% vào cuối năm 2023, thấp hơn Mỹ (4,2% vào năm 2023), EU (4,3%) và Ấn Độ (6,0%).
- Dân số tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á vẫn đang tăng trưởng ổn định và được dự báo sẽ đạt 370 triệu người vào cuối năm 2022, chiếm 82% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 402 triệu vào năm 2027, chiếm 88% vào cuối giai đoạn dự báo. Chúng ta vẫn đang trên đà phát triển.
- Đông Nam Á đang chứng kiến nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được chuyển vào khu vực. FDI chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng vốn đầu tư vào năm 2021, ở mức 17%.
- Đông Nam Á chứng kiến sự thâm nhập cao hơn của Ví điện tử, tiền điện tử và mã OTP so với hầu hết các thị trường khác như Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật Bản.
Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng kép 37%
Thị trường e-Commerce Việt Nam 2022 sẽ tăng trưởng chậm lại so với giai đoạn trước đại dịch còn 26%, tuy nhiên tương lai của e-Commerce Việt Nam vẫn sáng trong 3 năm tới với tăng trưởng kép 37%. Theo dự báo của công ty dữ liệu và phân tích Global Data, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 17,3 tỷ USD vào năm 2023, tăng mạnh so với mức 9,4 tỷ USD của năm 2019. Đây chắc chắn sẽ là cơ hội cho các Doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta sẽ vẫn phát triển nếu lựa chọn đúng hướng.
Giải pháp cho SMEs là hãy tập trung vào “dòng tiền”
Trước những bất ổn đáng kể trong môi trường vĩ mô, các SMEs Việt Nam có thể chuyển tư duy và trọng tâm từ tăng trưởng sang đạt được khả năng tự cung tự cấp, lựa chọn kênh kinh doanh càng sớm càng tốt mà không cần dựa vào bất kỳ nguồn tài trợ nào bên ngoài.
Thời điểm mua sắm cuối năm sẽ vẫn là điểm sáng trong khoảng thời gian sắp tới, và chắc chắn sẽ là thời điểm để Doanh nghiệp tận dụng các giải pháp để tăng trưởng dòng tiền.
Tập trung nguồn lực vào các giải pháp tăng dòng tiền của Doanh nghiệp
Nhanh chóng thu hồi công nợ
Thanh toán các khoản vay
Tập trung tìm kiếm thị trường tiềm năng và sale
Tập trung nguồn lực vào các nền tảng e-Commerce nơi có nhiều người tiêu dùng tương tác
Cuối năm sẽ là giai đoạn gỡ gạc đẩy mạnh của thị trường bán lẻ. Điều này đồng nghĩa với việc các Thương hiệu cần nắm chặt khách hàng trong tay và không để lãng phí bất kỳ nguồn tài nguyên nào.
Shopee và TikTok Shop vẫn là những thị trường Thương mại điện tử đang phát triển và tiềm năng mà Doanh nghiệp nên dành nguồn lực để tập trung. Mặc dù đà tăng trưởng chậm lại, nhưng đây sẽ vẫn là một nền tảng e-Commerce mang lại Doanh thu bền vững cho Doanh nghiệp khi thói quen người tiêu dùng đã được thiết lập, Shopee là một ứng dụng mua sắm không thể thiếu. Trong bối cảnh Thương mại điện tử Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, thì Shopee là 1 kênh mà Doanh nghiệp nhất định phải có.
SEA – công ty mẹ của Shopee vẫn giữ được mức tăng trưởng trong quý 3 và quý 4, 2022.
TikTok Shop – kênh tiềm năng để tăng trưởng dòng tiền cho Doanh nghiệp
TikTok Shop là kênh dễ dàng thiết lập, tăng trưởng và nhanh thu hồi vốn cho Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có được “dòng tiền” ổn định để tiếp tục duy trì trong giai đoạn này, thậm chí là tăng trưởng mạnh trong tương lai nếu biết cách khai thác, lựa chọn đúng sản phẩm, phù hợp với kênh để phát triển.
Các video Livestream bán hàng vào thời điểm Mega Campaign 9.9 đạt 370 triệu lượt xem chỉ trong vòng 10 ngày với tăng trưởng Doanh thu trung bình là 150%. Đây là một trong những kết quả khả quan chứng tỏ mức độ tiềm năng của TikTok Shop – nơi tập trung thế hệ người tiêu dùng tiếp theo của Doanh nghiêp/ Thương hiệu.
Bên cạnh đó, Ifluencer Marketing cũng là một xu hướng giúp Doanh nghiệp và Thương hiệu tăng trưởng Doanh thu mạnh mẽ trên TikTok Shop
Tối ưu chi phí
Đối với các Doanh nghiệp/ Thương hiệu hay bất kỳ Doanh nghiệp nào, tối ưu chi phí là điều quan trọng cần làm vào giai đoạn này.
Giảm thiểu các chi phí không cần thiết
Tối ưu các chi phí về nhân sự, hành chính,…
Tăng sự tương tác
Lựa chọn và tìm đối tác hợp tác để cùng hỗ trợ và mở rộng mạng lưới
Doanh nghiệp, Thương hiệu có thể tìm các đối tác có chung phân khúc khách hàng để cross-sale, cross-branding sản phẩm của Thương hiệu. Cùng hợp tác phát triển trên nền tảng win-win. Đưa ra các chương trình, dự án hợp tác co-branding, mở rộng mạng lưới hợp tác.
Tìm chuyên gia và đơn vị chuyên môn cao để nhận cố vấn, tìm người tài để hỗ trợ
Tìm được người tài phù hợp để hỗ trợ đã khó, vậy liệu tìm và kết nối được với một đội ngũ chuyên môn cao với những giải pháp thực chiến, hiểu về tiềm năng của Doanh nghiệp bạn trên thị trường Thương mại điện tử hơn cả bạn có khó hơn?
Câu trả lời là không, nếu bạn tìm đúng. Các e-Commerce Enablers được công nhận là các đơn vị cố vấn cho Thương hiệu uy tín nhất trên Thương mại điện tử. Đây là những Nhà cố vấn với mối liên hệ mật thiết và được công nhận bởi các sàn Thương mại điện tử. Họ có đủ nguồn nhân lực kinh nghiệm, chuyên môn cao, big data, mạng lưới network – affiliate – influencer marketing giúp bạn tăng trưởng bền vững trên Thương mại điện tử. Điều mà một đội ngũ inhouse của bạn chưa chắc đã có thể làm được.
Xem thêm:
Ecommerce Enabler là gì? – Nhà cung cấp dịch vụ phát triển TMĐT
Top 5 Premium Regional Ecommerce Enablers khu vực Đông Nam Á
TÌm các giải pháp tăng cường tính hợp tác trong nội bộ
Thực tế nhân viên thường làm dưới 70% năng suất vì rất nhiều tắc nghẽn về quy trình, văn hoá, chồng chéo trong công ty. Hãy xem lại quy trình, loại bỏ nhừng điều không cần thiết, thêm vào những yếu tố xây dựng tổ chức một cách quyết liệt hơn. Dùng các phần mềm và cải tổ quy trình để tăng năng suất của nhân viên nhằm tăng hiệu suất tốt nhất. Đây cũng là một cách tối ưu chi phí, tăng nội lực để chống chọi tốt hơn.
Sau mùa đông sẽ lại là mùa xuân, hãy chuẩn bị tốt nhất cho sự quay trở lại của nền kinh tế
Đối với những người chủ Doanh nghiệp, tầm nhìn sẽ là thứ quyết định Doanh nghiệp có thể đi đến thành công hay không. Ngoài các giải pháp ngắn hạn cho Doanh nghiệp trong giai đoạn sống chung với suy thoái kinh tế. Song song với đó, những chiến lược dài hạn cho tầm nhìn xa hơn, đón đầu xu hướng và thị trường sẽ giúp Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển.
Nếu như bạn là SMEs và không dành nhiều ngân sách đầu tư vào khuyến mãi/ freeship, có thể tập trung vào performance marketing trên các nền tảng social commerce và e-Commerce có khả năng tiếp cận người dùng tiềm năng mạnh mẽ mà không tốn nhiều chi phí.
Xem thêm: Social Commerce vs E- Commerce: Liệu Doanh nghiệp có cần cả hai?
Nếu SMEs có chiến lược marketing rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu, hướng đến phễu mua hàng của mình thì cũng dễ dàng đạt được mục tiêu – KPI đề ra. Mặc dù doanh số cuối năm 2022 sẽ không được ồ ạt như năm trước, nhưng nếu như biết cách tận marketing cá nhân hóa, lựa chọn đúng nền tảng tiềm năng mức tăng trưởng vẫn vô cùng khả quan.
Dù có không bán được nhiều hàng đi chăng nữa, các doanh nghiệp cũng nên duy trì sự hiện diện của mình tại những kênh khác nhau để có thể xây dựng thương hiệu, khiến khách hàng cảm thấy gắn bó với sản phẩm và trở thành “top of mind” của người dùng. Nếu có thể làm được hết những điều này, một khi thị trường quay trở lại tốt như trước kia, chúng ta sẽ không phải lo sẽ không bán được hàng.
Theo dõi UpBase Blog để tiếp tục cập nhật các bài viết và quan điểm mới nhất về Thương mại điện tử!