Việc thuyết phục khách hàng chọn sản phẩm của bạn thay khi họ không được trực tiếp trải nghiệm là điều khó. Khách hàng cần biết phản hồi của khách hàng khác về sản phẩm, xem nó có thật sự tốt không. Vậy làm thế nào để khách hàng đánh giá sản phẩm trên Shopee/Tiki/Lazada? Hãy xem hết bài viết.
Làm thế nào để khách hàng đánh giá sản phẩm trên Shopee/Tiki/Lazada
UpBase gợi ý tới bạn 3 cách để khách hàng chủ động đánh giá sản phẩm. Những cách này không những giúp khách hàng đánh giá. Mà còn giúp Shop/Brand chủ động giải quyết những phản hồi của khách ngay từ đầu.
Tỷ lệ đánh giá sản phẩm/ tổng số lượt bán cần được đảm bảo > 40%
Chủ động hỏi khách hàng
Một trong những cách tốt nhất để khách hàng đánh giá là bạn chủ động nói với khách hàng. Sau khi khách nhận hàng, bạn có thể để lại tin nhắn “xin” phản hồi về sản phẩm. Bạn có thể nói với khách hàng với thái độ thiện chí như: giúp nâng cao trải nghiệm hoặc nói thẳng ý nghĩa của đánh giá với doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể đặt câu hỏi cho khách hàng của mình. Hỏi họ xem trải nghiệm mua hàng có gặp vấn đề gì không? Muốn cải thiện thêm về vấn đề gì?
Đưa ra các ưu đãi sau đánh giá
Một số khách hàng miễn cưỡng hoặc không quan tâm đến việc đưa ra đánh giá. Để hỗ trợ người bán, các sàn như Lazada và Shopee đã có chương trình thưởng xu cho người đánh giá.
Mặt khác, bạn cũng có thể khuyến khích người mua để lại đánh giá bằng cách tự đưa ra các ưu đãi. Trong thời đại thông tin ngày nay, mọi người thích chia sẻ những điều tốt đẹp trên internet. Và việc nhận được quà thưởng có thể thúc đẩy họ chia sẻ kinh nghiệm mua hàng của mình.
Nếu bạn có thể đưa ra những ưu đãi sau mua cho khách hàng, khả năng họ sẽ viết một bài đánh giá tích cực là rất cao.
Cá nhân hóa câu trả lời khi nói chuyện với khách hàng
95% người mua hàng không muốn nhận tin nhắn tự động khi đang mua sắm. Hơn thế nữa, 63% Gen Y nói rằng họ sẽ trả nhiều tiền hơn để cải thiện cá nhân hóa.
Chìa khóa để có được khách hàng trung thành là giao tiếp. Nếu bạn chỉ sử dụng các câu trả lời soạn trước trong phản hồi mà không đặt một chút cá nhân hóa nào. Thì khoảng cách của Doanh nghiệp và khách hàng là rất lớn.
Mục tiêu của bạn ở đây là giữ chân khách hàng. Lòng trung thành của khách hàng là kết quả của một trải nghiệm tích cực.
Có một quan điểm: Bạn mất 5 đồng cho một vị khách mới, nhưng chỉ mất 1 đồng cho khách cũ và họ sẽ mua lại nhiều lần.
Làm thế nào khi bị đối thủ đánh giá xấu
Việc bị đối thủ chơi xấu trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Xu hướng người mua hàng sẽ ưu tiên xem những bình luận tiêu cực trước. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua hàng. Đối thủ có thể mua sản phẩm của bạn, sau đó đánh giá rất tệ và kêu gọi mọi người không mua. Khi đấy, bạn sẽ làm gì?
Hãy bình tĩnh xử lý, phản hồi lại những đánh tiêu cực của khách hàng. UpBase đã có bài viết: Giải quyết đánh giá 1 sao. Nếu phát hiện đối thủ chơi xấu và có bằng chứng. Bạn có thể khiếu nại với Shopee hoặc Lazada, yêu cầu kiểm tra ID và tài khoản.
Lợi ích khi có lượt đánh giá của khách hàng trên sàn Thương mại điện tử
Khi bạn xem được feedback tốt của khách hàng, sẽ có rất rất nhiều lợi ích. Có thể kể đến những lợi ích sau:
Cải thiện SEO trên Shopee/Tiki/Lazada
Cuộc chiến thứ hạng luôn là điều mà Doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bộ máy AI của các sàn sẽ ưu tiên hiển thị Top đầu với những gian hàng/sản phẩm được đánh giá cao. Vì thế, có thể nói đánh giá của khách hàng sau mua sẽ giúp cải thiện thứ hạng sản phẩm.
Hiệu quả trong tiếp thị bán hàng
Một trong những lợi ích khi gian hàng đạt nhiều lượt đánh giá là tăng tỷ lệ click vào sản phẩm. Thêm vào đó, những đánh giá của khách hàng khác có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng.
Có 3 yếu tố đặc biệt khi khách hàng xem đánh giá sản phẩm
Độ chân thật: Quá nhiều đánh giá 5 sao và những lời khen có cánh đến mức hoàn hảo đôi khi sẽ bị xem là giả. Không phải tất cả đều sẽ hài lòng về sản phẩm, sẽ có những ý trái chiều. Và khách hàng họ rất thông minh. Họ hiểu được đấy có phải đánh giá thật không.
Những đánh giá gần nhất: Người tiêu dùng tin rằng sản phẩm và doanh nghiệp sẽ thay đổi theo thời gian. Họ cần biết được những đánh giá mới nhất. Một sản phẩm 3 tháng trước bán tốt, nhưng 7 ngày trở lại liên tục nhận được phàn nàn. Dù là không nhiều, nhưng những đánh giá đó kèm mốc thời gian gần nhất, sẽ khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm của bạn không tốt như trước.
Phản hồi của nhà bán – khách hàng: Khách hàng xem đánh giá không để chơi, họ xem hướng giải quyết của chủ Shop thế nào. Không phản hồi đánh giá xấu, cãi tay đôi với khách, không giải quyết vấn đề,… sẽ là nguyên nhân khiến khách hàng tìm sản phẩm khác.
Tạo uy tín
Đánh giá của khách sau mua có thể chống lại những nghi ngờ trong tâm trí người tiêu dùng. 91% trong số những người thuộc thế hệ Gen Y và Gen Z tin tưởng vào các bài đánh giá trực tuyến. Hơn thế nữa, 93% trong số những người tiêu dùng này nói rằng các đánh giá trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
Tạm kết:
Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết của UpBase. Hi vọng bài viết đã giúp bạn tìm ra cách làm thế nào để khách hàng đánh giá sản phẩm trên Shopee/Tiki/Lazada.
Xem thêm các bài viết khác của UpBase