Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chắc hẳn các Doanh nghiệp bán lẻ, các chủ cửa hàng đều hiểu rằng: đừng chờ đợi khách hàng tìm đến mình, hãy chủ động tìm đến khách hàng. Không thiếu những Doanh nghiệp, Nhà bán hàng trên Thương mại điện tử đã lợi dụng kẽ hở của các nền tảng, cố tình quảng cáo sai sự thật (hay nói quá về công dụng) với các sản phẩm kém chất lượng để thu lợi nhuận. Và các KOC hay các Nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng nhiều khi chưa có đủ khả năng và kiến thức để đánh giá và lựa chọn sản phẩm tốt khi quảng cáo, dẫn đến tình trạng “không phải cứ KOC/ KOL nổi tiếng là đồng nghĩa với sản phẩm quảng cáo chất lượng”.
Sản phẩm kém chất lượng nhờ bóng KOC quảng cáo để tăng giá
Sản phẩm quảng cáo là sữa cao cấp nhưng giá rẻ bất ngờ chỉ với 90.000đ/ hộp
Những sản phẩm sữa bột tràn lan trên thị trường với mẫu mã sản phẩm giống nhau đến thành phần, mô tả, nguyên liệu, đối tượng sử dụng và đơn vị sản xuất, thế nhưng giá bán của những hộp sữa này lại có sự chênh lệch lớn: shop thì bán với giá chỉ 125.000đ/ hộp, shop thì bán với giá 499.000đ. Giá bán sỉ của những sản phẩm sữa hộp này thậm chí chạm mức 55.000đ/ hộp.
Được biết, sản phẩm sữa hộp với giá 499.000đ/ hộp cùng chất lượng và đơn vị cung cấp như các sản phẩm sữa khác của công ty này, nhưng được một KOC với hơn 6 triệu followers livestream và quảng cáo nên mức giá của sản phẩm này đã lên tới 499.000đ/ hộp.
Theo phân tích mức giá của sản phẩm với giá bán sỉ 90.000đ/ hộp 900g, nếu lợi nhuận của NPP và đơn vị sản xuất là 15.000 đồng, chi phí gia công sữa trên thị trường là 40.000đ/ hộp chiếm 50% chi phí của 1 hộp sữa => Vậy thì, chi phí nguyên liệu của sản phẩm sữa này chỉ có 35.000 đồng. Vậy thì sữa này, làm sao mà đảm bảo được chất lượng tới người tiêu dùng, chứ không nói đến hàm lượng dinh dưỡng trong sữa.
Sử dụng hình ảnh Bác sỹ, Dược Sỹ để quảng cáo
Và để quảng cáo cho sản phẩm sữa, Công ty sản xuất sản phẩm sữa này đã booking 1 KOC trên TikTok làm đại diện và giới thiệu sản phẩm, quảng cáo bất chấp với các thông tin chưa được xác minh và không chính thống.
Bên cạnh đó, hãng sữa này còn sử dụng hình ảnh và thông tin của Bác sỹ, bệnh viện để tăng thêm uy tín cho sản phẩm trong khi chưa được phép. Theo quy định của luật an toàn thực phẩm thì không được phép sử dụng tên bác sỹ, dược sỹ, cơ sở y tế để quảng cáo thực phẩm.
Việc sử dụng hình ảnh, hay tiếng nói của Dược sỹ và Bác sỹ để tăng thêm uy tín của sản phẩm, từ đó cố tình làm nổi bật công dụng, tác dụng của sản phẩm tới người tiêu dùng để bán được nhiều hàng hơn là hành vi bán hàng bất chấp. Điều này sẽ ảnh hưởng cực lớn tới người tiêu dùng và về lâu dài, chắc chắn là ảnh hưởng sự phát triển của Thương hiệu, Doanh nghiệp.
Phản ứng của người tiêu dùng với sản phẩm kém chất lượng
Và tất nhiên, rất nhiều phản ứng không tốt của người tiêu dùng về sản phẩm sữa này đã xuất hiện: người sử dụng sản phẩm bị đau bụng, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, thâm chí phải nhập viện. Điều này đã chứng minh chất lượng của sản phẩm tới người tiêu dùng là không đảm bảo.
Bình luận và ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng cho rằng “KOC và các quảng cáo sữa tại nhà máy này” không đảm báo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà máy và chưa đủ uy tín để chứng thực chất lượng của sản phẩm.
Ngăn chặn tình trạng hàng giả, shop không chính hãng trên sàn Thương mại điện tử
Do đặc thù bán hàng trên sàn là mô hình C2C nên các cá nhân chỉ cần đăng ký thông tin CCCD để đăng bán. Do đó, nếu người bán cố tình khai báo gian dối thông tin, lấy hình ảnh của sản phẩm khác đăng lên sàn để “vượt” qua bộ lọc thì chỉ có thể ngăn chặn, tháo gỡ sản phẩm, khóa shop bằng phản ứng nhanh của khách hàng qua report hoặc đường dây nóng… Cùng với đó sàn áp dụng các biện pháp lọc kết hợp AI và thủ công.
Đại diện Sendo thông tin ước tính bộ lọc có thể lọc chính xác từ 80-85% trường hợp hàng giả, hàng nhái, và 100% với trường hợp hàng cấm theo quy định của pháp luật. Còn lại sẽ phát hiện thủ công dựa theo các mặt hàng thường bị làm giả và theo review của shop. Với Tiki, khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu nên trong hơn 4 năm nay luôn duy trì chương trình đền bù 111% dành cho những trường hợp không may mua phải hàng giả, hàng nhái trên sàn. Bằng việc áp dụng chính sách này, Tiki một lần nữa khẳng định việc nói không với hàng giả, hàng nhái. Bên cạnh việc hoàn tiền và đền bù khách hàng, Tiki cũng có các chế tài hợp lý với nhà bán hàng, trong đó mạnh nhất là ngưng hợp tác kinh doanh vĩnh viễn.
Có thể thấy, việc ngăn chặn hàng giả hàng nhái là một thách thức đối với cả cơ quan quản lý cũng như các sàn TMĐT. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, nhãn hàng hoàn toàn có thể cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh sản phẩm chính hãng và gửi khiếu nại đến các nhà cung yêu cầu khoá các shop giả mạo để tránh ảnh hưởng đến uy tín gian hàng cũng như người tiêu dùng của mình.
Đối phó với quảng cáo sai sự thật, cần nhiều hơn không chỉ từ người tiêu dùng
Quảng cáo sản phẩm sai sự thật là một hành động không chỉ phi đạo đức mà còn có thể vi phạm pháp luật. Việc này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực và tổn hại cho người tiêu dùng, tạo ra sự không hài lòng và tình trạng không tin tưởng vào thương hiệu. Ngoài ra, nó cũng có thể dẫn đến hậu quả pháp lý và ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty.
Các cơ quan quản lý và tổ chức tiêu chuẩn thường xuyên theo dõi và kiểm soát các chiến lược quảng cáo để đảm bảo tính trung thực và minh bạch. Người tiêu dùng cũng có quyền bảo vệ bản thân bằng cách làm đơn kiến nghị hoặc báo cáo đến cơ quan quản lý nếu họ phát hiện thông tin quảng cáo không chính xác.
Nếu bạn là người quản lý hoặc làm marketing, tạo nội dung quảng cáo có độ chân thực, minh bạch và tuân thủ các quy định về quảng cáo. Điều này không chỉ giúp bảo vệ hình ảnh của doanh nghiệp mà còn tăng cường sự tin tưởng từ phía khách hàng.
Nếu bạn là người tiêu dùng, hãy là người thông thái và đánh giá thông tin quảng cáo một cách khách quan. Nếu phát hiện thông tin quảng cáo không chính xác, hãy báo cáo cho cơ quan chủ quản để họ có thể xử lý vấn đề này.
UpBase – Đơn vị hợp tác và chứng thực chất lượng của sản phẩm tới tay người tiêu dùng
Công ty Cổ phần Công nghệ UpBase là một đơn vị eCommerce Enablers đồng hành cùng các Doanh nghiệp/ Thương hiệu tăng trưởng và phát triển trên Thương mại điện tử. UpBase hiện là đối tác Premium của Shopee (Shopee Premium Enabler Program), đối tác 3 sao của Lazada, đối tác chính thức của TikTok Shop.
Việc lựa chọn kinh doanh bền vững, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng tốt sẽ là yếu tố giúp doanh thu của Doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng trên Thương mại điện tử. Đây là một trong những giá trị mà UpBase chú trọng đến khi lựa chọn hợp tác với các Doanh nghiệp/ Thương hiệu.
Với các Doanh nghiệp/ Thương hiệu/ Nhà phân phối/ Nhà bán hàng đã liên hệ hợp tác với UpBase, UpBase và đội ngũ chiến lược luôn nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về Thương hiệu, chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ. Điều này vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm được quảng cáo đến tay người tiêu dùng vừa đảm bảo có thể đề ra được kế hoạch và chiến lược phát triển đúng đắn cho Doanh nghiệp/ Thương hiệu trên Thương mại điện tử.