Hoàng Minh Huệ

Tác giả

Hoàng Minh Huệ

Hiểu đúng và tăng sức cạnh tranh trên kênh tìm kiếm nội sàn Shopee

7/17/2024

0

Hiểu đúng và tăng sức cạnh tranh trên kênh tìm kiếm nội sàn Shopee

Công cụ tìm kiếm nội sàn là một nguồn traffic quan trọng trên sàn eCommerce. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục tiêu dài hạn, các Nhãn hàng cần thấu hiểu hành vi tìm kiếm của người dùng trên ecom. Cùng UpBase Blog tìm hiểu về kênh tìm kiếm nội sàn, kênh tìm kiếm nội sàn đóng vai trò gì cho Branding và đâu là các bước cần thiết khi tối ưu từ khóa tìm kiếm khi cạnh tranh về hiển thị trên sàn TMĐT?

Mức độ phức tạp trong hành vi tìm kiếm của người tiêu dùng trên sàn TMĐT

Chỉ số mức độ hiển thị (Share of Search) trên sàn Shopee là gì?

Mật độ hiển thị (Share of Search) là một chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động SEO của sản phẩm trên Shopee. Nó thể hiện tỷ lệ số lần sản phẩm của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm so với tổng số lượt tìm kiếm cho từ khóa liên quan.

Tại sao nghiên cứu mật độ hiển thị lại quan trọng như vậy?

1. Đánh giá hiệu quả SEO:

  • Hiểu rõ hiệu quả của các nỗ lực SEO: Mật độ hiển thị cho bạn biết sản phẩm của bạn đang có thứ hạng như thế nào trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) cho các từ khóa mục tiêu. Từ đó, bạn có thể đánh giá hiệu quả của các chiến lược SEO đã triển khai, chẳng hạn như tối ưu hóa tiêu đề, mô tả sản phẩm, hình ảnh, v.v.
  • Xác định điểm yếu và cơ hội: Phân tích mật độ hiển thị theo từng từ khóa giúp bạn xác định những từ khóa hiệu quả và những từ khóa cần cải thiện. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược SEO để tối ưu hóa hiệu quả.

2. Nâng cao khả năng hiển thị sản phẩm:

  • Tăng lượt truy cập: Mật độ hiển thị cao đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn được nhiều người dùng nhìn thấy hơn, dẫn đến khả năng thu hút lượt truy cập cao hơn.
  • Thu hút khách hàng tiềm năng: Khi sản phẩm xuất hiện ở vị trí cao trên SERP, khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua sản phẩm của bạn sẽ cao hơn, từ đó thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng.

3. Đánh giá tiềm năng thị trường:

  • Mức độ cạnh tranh: Mật độ hiển thị cao cho thấy mức độ cạnh tranh cho từ khóa đó cao. Điều này giúp bạn đánh giá tiềm năng thị trường và đưa ra chiến lược SEO phù hợp.
  • Xu hướng tìm kiếm: Theo dõi biến động mật độ hiển thị theo thời gian giúp bạn nắm bắt xu hướng tìm kiếm của người dùng, từ đó điều chỉnh sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp.

4. So sánh với đối thủ:

  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu: So sánh mật độ hiển thị sản phẩm của Nhãn hàng với sản phẩm của đối thủ giúp Nhãn hàng xác định điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
  • Học hỏi từ kinh nghiệm: Nghiên cứu mật độ hiển thị của đối thủ cạnh tranh thành công có thể giúp Nhãn hàng học hỏi kinh nghiệm và áp dụng những chiến lược hiệu quả cho sản phẩm của mình.

Nghiên cứu mật độ hiển thị là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả SEO và thúc đẩy doanh số bán hàng trên Shopee. Việc theo dõi và phân tích mật độ hiển thị thường xuyên sẽ giúp bạn đưa ra những chiến lược SEO hiệu quả, nâng cao khả năng hiển thị sản phẩm, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Các yếu tố ảnh hưởng tới mật độ hiên thị từ Case Study ngành hàng nước xả vải

Bối cảnh Case Study: Bối cảnh cạnh tranh hiển thị tìm kiếm nội sàn minh họa trên ngành hàng nước xả vải, qua Case Study Nhãn hàng có thể nắm được với mật độ hiển thị chúng ta có thể phân tích trên những góc cạnh nào.

Nguồn dữ liệu và case nghiên cứu: YouNet ECI

Dữ liệu của Casestudy: Thời điểm Mega Campaign ngày 10-24/11 2023, đo lường trên 2 sàn Shopee/ Lazada. Kết quả sẽ được thống kê từ 180 kết quả hiển thị đầu tiên trên 50 keywords.

Phương pháp phân tích dữ liệu:

  • Xây dựng bộ từ khóa: Xác định bộ từ khóa ngành hàng theo các tiêu chí (Portfolio sản phẩm, các thương hiệu trong ngành, mục tiêu của nhãn hàng, lượng tìm kiếm trên sàn)
Các loại từ khóa tìm kiếm (dựa trên hàng vi tìm kiếm của người dùng)

Nhóm từ khóa Transaction là nhóm từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất, khi nhu cầu tìm kiếm của người dùng mang tính chủ đích và rõ ràng, cụ thể. Mức độ phức tạp tăng dần của từ khóa sẽ thể hiện mức độ nhận biết và xư hướng mua sắm của người tiêu dùng trên các nhóm từ khóa.

Nguồn: Younet ECI
  • Thu thập kết quả tìm kiếm: thu thập kết quả tìm kiếm, dữ liệu trực tiếp trên các sàn TMĐT hàng ngày
  • Xử lý dữ liệu đã thu thập: Xử lý dữ liệu theo nhãn hàng, dòng sản phẩm, shop bán sản phẩm
  • Phân tích đa chiều: Chuyên viên vận hành sàn cần bóc tách dữ liệu theo nhiều chiều để cho ra actionable insight cho brands.

Mật độ hiển thị có thể phân tích trên những góc cạnh nào?

Dưới đây là một số góc cạnh chính để phân tích mật độ hiển thị gian hàng Shopee:

1. Theo loại sản phẩm:

  • So sánh mật độ hiển thị của từng sản phẩm trong gian hàng.
  • Xác định sản phẩm có mật độ hiển thị cao và thấp.
  • Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này (ví dụ: chất lượng sản phẩm, giá cả, hình ảnh, mô tả, v.v.).

2. Theo thời gian:

  • Theo dõi mật độ hiển thị theo từng giờ, ngày, tuần, tháng.
  • Xác định thời điểm gian hàng có mật độ hiển thị cao và thấp.
  • Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này (ví dụ: xu hướng tìm kiếm của người dùng, chương trình khuyến mãi, v.v.).

3. Theo vị trí hiển thị:

  • Phân tích mật độ hiển thị theo từng vị trí hiển thị (ví dụ: trang tìm kiếm, trang chủ, danh mục sản phẩm, v.v.).
  • Xác định vị trí hiển thị hiệu quả và kém hiệu quả.
  • Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này (ví dụ: chất lượng sản phẩm, giá cả, hình ảnh, mô tả, v.v.).

4. Theo đối tượng khách hàng:

  • Phân tích mật độ hiển thị theo từng nhóm khách hàng (ví dụ: độ tuổi, giới tính, khu vực, v.v.).
  • Xác định nhóm khách hàng có mật độ hiển thị cao và thấp.
  • Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này (ví dụ: sản phẩm phù hợp với nhu cầu, sở thích của nhóm khách hàng, v.v.).

5. So sánh với đối thủ cạnh tranh:

  • So sánh mật độ hiển thị gian hàng của bạn với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hàng.
  • Xác định điểm mạnh và điểm yếu của gian hàng bạn so với đối thủ.
  • Lựa chọn chiến lược phù hợp để nâng cao mật độ hiển thị gian hàng.

Việc phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng tới Mật độ hiển thị sẽ giúp nhãn hàng nhìn đươch bức tranh tổng quát từ đó đưa ra kết luận và quyết định, ví dụ:

Mức độ tìm kiếm cao nhưng chưa chắc doanh thu ngành hàng sẽ cao. Như biểu đồ dưới dây, search volume của ngành hàng nước xả vải cao hơn rất nhiều so với ngành dầu gội và sữa bột cho bé nhưng doanh thu chỉ đạt 50 tỷ (1/4 doanh thu của 2 ngành hàng còn lại)

Nguồn: Younet ECI

Tác động của hành vi người tiêu dùng về mật độ hiển thị tác động tới Doanh thu như thế nào?

Có sự tương quan giữa độ phức tạp trong hành vi tìm kiếm và tỷ lệ chuyển đổi. Từ khóa càng cụ thể thì khả năng chuyển đổi tối ưu hóa chi phí càng tốt. Có thể thấy, nhóm sản phẩm nước xả vải có search volume rất cao nhưng từ khóa tìm kiếm chủ yếu chỉ tập trung vào các từ khóa information (26%), từ khóa ngành hàng và thương hiệu (57,9%). Nhóm sản phẩm dầu gội và sữa bột cho bé lại có các từ khóa direction, từ khóa tracsaction chi tiết nhiều hơn.

Nguồn: Younet ECI

Bức tranh cạnh tranh: Top 3 nhãn hàng đang hiển thị như thế nào trên sàn Shopee

Khi đo lường hiệu quả hiển thị trên Shopee, bên cạnh chỉ số Search Ranking, nhãn hàng cần quan tâm đến chỉ số Share of Search - chỉ số thể hiện sức cạnh trạnh về mật độ hiển thị nội sàn TMĐT của Brands.

Công thức tính Share of Search dựa trên 180 kết quả tìm kiếm hiển thị trên mỗi Keywords: Share of Search = Search Volume of Brand/ Search Volume of Product on Shopee

Nguồn: Younet ECI

Đối với các nhãn hàng thị Brand Visibility trên các kênh offline và online (share of voice) hiện tại đang rất phổ biến. Lượt tìm kiếm trong một ngành hàng cụ thể có thể lên tới hàng triệu lượt ở trên các sàn Thương mại điện tử. Chính vì thế, việc đo lường và thấu hiểu, phân tích hàng vi tìm kiếm chủ động của người tiêu dùng là rất quan trọng để giúp các nhãn hàng sự liên kết của nhãn hàng với người tiêu dùng mạnh mẽ hơn.

Chiến thắng về E-commerce Share of Search giúp nhãn hàng tạo ưu thế về hiển thị (thứ hạng, mật độ) khi khách hàng tiềm năng phát sinh nhu cầu, từ đó tạo sự liên kết với thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Toàn cảnh Share of Search của 3 Nhãn hàng trên Shopee

Hành vi tìm kiếm của người dùng khác nhau trên 2 sàn. Hygiene là nhãn hàng có SOS tốt trên Shopee, tuy nhiên thị phần hạn chế trên Lazada so với Comfort.

Nguồn: Younet ECI

Có thể thấy ở Shopee, những nhãn hàng có mật độ hiển thị cao cũng là những gian hàng có doanh thu cao. Cụ thể, Hygiene là nhãn hàng dẫn đầu về mật độ hiển thị (27.6%) và doanh thu (21%) ở Shopee. Trong khi đó Comfort và Downy mật độ hiển thị thấp hơn so với Hygiene, chỉ ở mức khoảng 17%.

Bức tranh của Lazada lại cho chúng ta thấy một bài toán khác, Hygiene và Comfort vẫn là 2 nhãn hàng có mật độ hiển thị cao hơn so với Downy nhưng doanh thu của Downy lại đang cao nhất (54.9%) và Hygiene có doanh thu thấp nhất (6.4%).

Nhãn hàng không nên chỉ nhìn vào doanh thu mà còn cần nhìn vào câu chuyện mật độ hiển thị, share of search để từ đó xác định được Return Ads Spend của nhãn hàng có đang hiệu quả không.

Phân tích sâu nhóm từ khóa liên quan đến thuộc tính đặc trưng của ngành, nhãn hàng

Nhãn hàng cần phân tích sâu và tập trung vào nhóm từ khóa direction

Khi nhìn nhìn sâu vào bức tranh mật độ từ khóa của Shopee và chia bức tranh hiển thị ra các nhóm keyword, bao gồm: keyword information, direction và transaction. Có thể thấy, top 3 nhãn hàng nước xả vải đang có mật độ hiển thị từ khóa và doanh thu cao đều đang có nhóm từ khóa transaction lớn. Đây là nhóm từ keyword có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.

Nguồn: Younet ECI

Tuy nhiên các nhãn hàng cũng cần tập trung cho nhóm keyword direction. Đây là nhóm keyword thể hiện các đặc trưng của một thương hiệu/ nhãn hàng. Ví dụ: Comfort thơm lâu, Hygiene xuất xứ Thái Lan,... thì khi đó nhóm keyword direction chính là cầu nối tốt nhất của nhãn hàng và người tiêu dùng. Rộng hơn, nhóm keyword này chính là cầu nối của nhãn hàng với các chiến dịch chạy trên social (các chiến dịch có thông điệp rõ ràng và cụ thể về thương hiệu, sản phẩm và unique selling point).

Online Seller chiếm ưu thế hiển thị, nhãn hàng nên làm gì?

Hiện tại trên các sàn Shopee/ Lazada, online sellers (tức các nhà bán hàng cá nhân) đang chiếm ưu thếrất nhiều về mật độ hiển thị so với các gian hàng mall (của nhãn hàng). Trong khi đó, các gian hàng của nhãn hàng/ thương hiệu đang tập trung nhiều ở nhóm keywords information, transaction, hoàn toàn có cơ hội gia tăng Share of Search ở Direction.

Nguồn: Younet ECI

Các nhãn hàng cần đảm bảo:

  • Mật độ hiển thị của gian hàng ở mức cạnh tranh so với các online sellers
  • Đảm bảo về mặt hiển thị ở thứ hạng cao
  • Đi sâu vào nhóm keywords direction để tìm ra những cơ hội giúp nhãn hàng có thể đảm bảo mật độ hiển thị

Cơ hội từ nhóm keywords direction là gì để giúp các nhãn hàng có thể tăng trưởng?

Nguồn: Younet ECI

Mùi hương cũng là thuộc tính đặc trưng của Comfort, tuy nhiên, Hygiene đang dẫn đầu về SOS của nhóm từ khóa này. Vậy Comfort cần phải tăng mật độ hiển thị ở đâu để thúc đẩy cạnh tranh hiển thị.

Nguồn: Younet ECI

Đi sâu vào nhóm từ khóa "mùi hương", có 4 từ khóa mùi hương quan trọng. Có thể thấy, Hygiene đang có mật độ hiển thị cao ở hầu hết các từ khóa trong khi mật độ hiển thị từ khóa của Comfort đang chưa đồng đều. Đặc biệt là gian hàng Mall của thương hiệu Comfort thì tỷ lệ mật độ hiển thị còn thấp hơn rất nhiều và không đồng đều.

Thương hiệu cần có mật độ hiển thị đồng đều ở nhóm từ khóa thể hiện rõ đặc trưng của nhãn hàng. Với những nhóm từ khóa có mật độ hiển thị thấp, nhãn hàng cần chủ động paid search để đảm bảo được mật độ hiển thị đồng đều.

Cần có sự phân tích toàn diện để phân loại nhóm từ khóa nào có tỷ lệ search tự nhiên cao và nhóm từ khóa nào quan trọng cần phải thúc đẩy paid search. Khi paid search ở từ khóa "Nước xả vải siêu thơm" sẽ giúp nhãn hàng đảm bảo thứ hạng hiển thị cao trên nhóm từ khóa direction.

Kết luận

Đối với nhóm từ khóa thuộc tính là nhóm từ khóa đặc trưng của ngành và nhãn hàng hầu hết đều đến từ online sellers, mật độ hiển thị đều đang là hiển thị tự nhiên. Tuy nhiên có 1 vài nhóm từ khóa Online Sellers chủ động paid search để đảm bảo hiển thị. Do đó, cơ hội cho nhãn hàng là nằm ở từ khóa có thể gia tăng paid search để đảm bảo mục tiêu tăng mật độ hiển thị và tăng về thứ hạng hiển thị. Điều này đảm bảo khi người dùng search từ khóa đặc trưng của nhãn hàng thì gian hàng mall của nhãn hàng sẽ hiển thị ở thứ hạng cao.

Tổng kết

Việc phân tích dữ liệu là yếu tố rất quan trọng để đưa ra các nhận định và chiến lược kinh doanh trên Thương mại điện tử. Khi tìm kiếm nội sàn là một nguồn dẫn traffic quan trọng trên sàn e-com, nhãn hàng cần thấu hiểu hành vi tìm kiếm của người dùng trên e-com, phân tích và tối ưu từ khóa, hiểu tầm quan trọng của tìm kiếm nội sàn đối với Branding. Từ đó đưa ra những chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho sản phẩm và thương hiệu.

Đừng bỏ lỡ những nội dung mới nhất!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...