Ngô Thanh Huyền

Tác giả

Ngô Thanh Huyền

Doanh nghiệp thường gặp phải khó khăn gì khi bắt đầu với Amazon?

4/3/2024

0

Doanh nghiệp thường gặp phải khó khăn gì khi bắt đầu với Amazon?

Amazon được biết đến như một nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới, với hàng triệu sản phẩm và hàng trăm nghìn người bán. Tuy nhiên, trước khi thành công trên con đường thương mại điện tử xuyên biên giới này, các doanh nghiệp phải đối mặt với khá nhiều những khó khăn, trở ngại. Cùng UpBase tìm hiểu những khó khăn của doanh nghiệp và cách giải quyết qua bài viết này nhé!

Khó khăn đối với doanh nghiệp

Những khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải khi bắt đầu kinh doanh trên Amazon bao gồm:

  1. Về pháp lý
  2. Về thị trường
  3. Chi phí
  4. Lưu kho và vận chuyển hàng hoá

Về pháp lý

Thủ tục giấy tờ cũng như các bước đăng ký tài khoản cho doanh nghiệp trên Amazon khá phức tạp, cụ thể:

  • Doanh nghiệp cần cung cấp nhiều loại thông tin và giấy tờ khác nhau: Thông tin doanh nghiệp> Thông tin người bán> Thông tin thanh toán> Thông tin gian hàng.
  • Phỏng vấn và xác minh giấy tờ nhiều lần
  • Submit giấy tờ mỗi năm một lần đối với tài khoản doanh nghiệp
  • Các quy định khắt khe về thuế, xuất nhập khẩu

Amazon yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp một loạt các thông tin và tài liệu nhất định để xác minh danh tính và hợp đồng kinh doanh. Việc thu thập và chuẩn bị các tài liệu này có thể đòi hỏi thời gian và công sức.

Quá trình kiểm tra và xác minh danh tính đối với doanh nghiệp vô cùng kỹ lưỡng. Điều này đòi hỏi các tài liệu bổ sung hoặc thậm chí một cuộc gặp gỡ trực tiếp để xác minh thông tin.

Các quy tắc và chính sách của Amazon mà doanh nghiệp cần tuân thủ cũng rất nghiêm ngặt. Việc không tuân thủ các quy tắc sẽ dẫn đến việc bị tạm ngừng hoạt động hoặc thậm chí bị cấm bán trên nền tảng.

Về thị trường

Amazon là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới, với hàng triệu người bán cạnh tranh với nhau để thu hút sự chú ý của người mua. Việc nghiên cứu thị trường trên nền tảng này trở nên khó khăn, đặc biệt là khi cố gắng tìm kiếm các lĩnh vực chưa được khai thác.

Dữ liệu trên Amazon có thể phức tạp và đa dạng, từ thông tin sản phẩm, đánh giá, phản hồi của khách hàng đến xu hướng bán hàng và dữ liệu đối thủ. Amazon cũng thường xuyên cập nhật thuật toán của mình và thực hiện các thay đổi về quy tắc hoạt động trên nền tảng. Điều này có thể làm thay đổi cách hiển thị sản phẩm, ảnh hưởng đến thứ hạng và doanh số bán hàng của các nhà bán.

Cũng do sự phổ biến của việc bán hàng trên Amazon, có thể có sự xuất hiện của sản phẩm giả mạo hoặc thông tin không chính xác. Điều này có thể làm cho việc đánh giá thị trường và đối thủ trở nên khó khăn hơn.

Chi phí

Chi phí hoạt động trên Amazon có thể là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các nhà bán hàng và doanh nghiệp.

Phí hoa hồng cố định: Phí hoa hồng là khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho Amazon trên mỗi đơn hàng bán được. Phí hoa hồng dao động từ 8% đến 15%, tùy thuộc vào loại sản phẩm và danh mục sản phẩm.

Phí duy trì tài khoản: Là khoản phí hàng tháng mà doanh nghiệp cần trả để bán hàng trên Amazon. Phí đăng ký dao động từ 39,99 USD/tháng (gói cá nhân) đến 399,99 USD/tháng (gói chuyên nghiệp).

Chi phí quảng cáo: Amazon cung cấp các dịch vụ quảng cáo như Sponsored Products, Sponsored Brands và Amazon DSP (Demand-Side Platform). Tuy nhiên, việc sử dụng các dịch vụ này đòi hỏi ngân sách tiếp thị lớn, đặc biệt khi cạnh tranh giữa các nhà bán hàng trên Amazon ngày càng tăng.

Phí liên quan đến bán hàng: Amazon tính phí từ các khoản tiền phí vận chuyển, phí lưu trữ, phí xử lý đơn hàng, và phí liên quan đến dịch vụ khác như Amazon Prime. Những phí này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn, đặc biệt nếu bạn không tính toán kỹ lưỡng hoặc không định giá sản phẩm một cách phù hợp.

Chi phí logisitics: Việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa trên Amazon có thể tạo ra chi phí cao, đặc biệt nếu bạn sử dụng các dịch vụ vận chuyển nhanh chóng hoặc muốn lưu trữ hàng hóa tại các trung tâm phân phối Amazon.

Lưu kho và vận chuyển hàng hoá

Ngoài chi phí để lưu kho thì việc vận chuyển hàng từ Việt Nam đến các kho tại Mỹ bằng cách nào để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng chi phí được tối ưu nhất cũng là một bài toán khó đối với cách doanh nghiệp.

Amazon cung cấp nhiều tùy chọn vận chuyển cho nhà bán hàng, bao gồm Fulfilled by Amazon (FBA) và Fulfilled by Merchant (FBM). Tuy nhiên, việc lựa chọn tùy chọn vận chuyển phù hợp và quản lý quá trình vận chuyển có thể gặp phải một số khó khăn, nhất là với việc định giá và quản lý chi phí vận chuyển.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm và gói hàng cẩn thận là quan trọng để tránh việc hàng hóa bị hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng bao bì chất lượng tốt và các phương pháp đóng gói an toàn.

Giải pháp UpBase mang lại cho các doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh trên Amazon

UpBase - Amazon Service Provider cung cấp giải pháp toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín đồng hành cùng các Thương hiệu Việt phát triển trên Amazon, bao gồm: Quản lý tài khoản Thương hiệu, Tư vấn chiến lược phát triển Thương hiệu và sản phẩm, Marketing, Logistic, Kho và Fulfillment.

Tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý

UpBase hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu và hoàn tất các thủ tục, chứng nhận theo yêu cầu của Amazon tại Mỹ.

Nghiên cứu thị trường và lên kế hoạch kinh doanh chi tiết

Upbase cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh chi tiết trên Amazon, giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng của nền tảng thương mại điện tử này:

Nghiên cứu thị trường: Thực hiện nghiên cứu thị trường chi tiết để đánh giá tiềm năng của sản phẩm hoặc dịch vụ trên Amazon. Điều này bao gồm phân tích các xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng, đánh giá đối thủ cạnh tranh, và xác định cơ hội và rủi ro.

Phân tích từ khóa: Sử dụng công cụ phân tích từ khóa để xác định từ khóa quan trọng và hiệu quả nhất cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên Amazon. Điều này giúp tối ưu hóa chiến lược SEO và quảng cáo trên nền tảng này.

Lập kế hoạch kinh doanh: Hỗ trợ tư vấn chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho doanh nghiệp của bạn trên Amazon. Điều này bao gồm xác định mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng, chiến lược giá cả và sản phẩm, quảng cáo và tiếp thị, cũng như các hoạt động quản lý danh tiếng và đánh giá khách hàng.

Tối ưu hóa danh mục sản phẩm: Tối ưu hóa danh mục sản phẩm của bạn trên Amazon để thu hút sự chú ý từ khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa mô tả sản phẩm, hình ảnh, và thông tin khác để tạo ra một trải nghiệm mua hàng thuận tiện và hấp dẫn.

Quản lý quảng cáo: Quản lý quảng cáo trên Amazon, giúp tối ưu hóa chiến lược quảng cáo PPC (Pay-Per-Click) để tăng hiệu suất bán hàng và tối ưu hóa ROI (Return on Investment).

Ưu đãi cho doanh nghiệp trở thành đối tác bán hàng trên Amazon với UpBase

Doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhận được ưu đãi khi đăng ký trở thành đối tác bán hàng trên Amazon với UpBase ngay hôm nay!

  • Gói ưu đãi lên kế hoạch kinh doanh trị giá $2000
  • Duy trì tài khoản Amazon trong 6 tháng chỉ với 1 USD
  • Được KAM support 1:1

Logistics và kho vận

UpBase hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến Logistics xuyên biên giới và Lưu kho Amazon tại Mỹ.

Upbase hân hạnh là đơn vị cung cấp các dịch vụ nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và vận hành gian hàng trên Amazon, giúp các doanh nghiệp thành công trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới!

Quan Tâm UpBase OA cập nhật thông tin mới nhất

Newsletter!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...