Hoàng Minh Huệ

Tác giả

Hoàng Minh Huệ

Báo cáo toàn cảnh ngành thương mại điện tử Việt Nam 2021

12/29/2023

0

Báo cáo toàn cảnh ngành thương mại điện tử Việt Nam 2021

Làn sóng dịch thứ 4 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế cả nước. Nó làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, cản trở hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Năm 2021, ngành Thương mại điện tử (TMĐT) lại chứng kiến nhiều cột mốc tăng trưởng quan trọng. Từ đó mở ra nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Mời độc giả tham khảo bài viết của UpBase: Báo cáo toàn cảnh ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

Những con số ấn tượng năm 2021 về ngành thương mại điện tử Việt Nam.

13 tỷ Đô la Mỹ Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đạt 13 tỷ Đô la Mỹ trong năm 2021. Con số này dự kiến tăng lên 39 tỷ vào năm 2025.

Khoảng 40% Người bán mới đến từ các khu vực phi thành thị. Mua bán qua các nền tảng TMĐT đang dần trở nên phổ biến ở các khu vực ngoại thành. Mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành TMĐT tại Việt Nam.

8 triệu Người tiêu dùng trực tuyến mới ở Việt Nam, tính đến nửa đầu năm 2021.

Năm 2021, 84% người thuộc Thế hệ X và 4,5 triệu người tiêu dùng mới. Ở các khu vực phi thành thị đã tham gia mua sắm trên các nền tảng TMĐT ở Việt Nam. Nhiều người tiêu dùng lớn tuổi và ở khu vực phi thành thị ngày càng cởi mở hơn với TMĐT.

64% Người dùng internet tại Đông Nam Á đã mua hàng bách hóa trực tuyến ít nhất một lần trong năm 2021.

53% Người tiêu dùng thừa nhận rằng mua sắm hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần thói quen của họ. Ngành hàng bách hóa phát triển mạnh mẽ trên các nền tảng TMĐT.

Thương mại điện tử B2C: Đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của Đông Nam Á năm 2021

Bất chấp những thách thức từ đại dịch Covid-19. Năm 2021 được xem là một năm khởi sắc với nền kinh tế số trên toàn Đông Nam Á. Tổng giá trị giao dịch (GMV) tăng trưởng 49%, từ 117 tỷ Đô la Mỹ (2020) lên 174 tỷ Đô la Mỹ (2021). Con số này được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân mỗi năm 20%. Và dự kiến đạt 363 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2025.

Theo Statista: giá trị thị trường TMĐT ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua. Từ 5 tỷ Đô la Mỹ (2015) lên 120 tỷ Đô la Mỹ (2021), dự kiến đạt 234 tỷ Đô la Mỹ vào (2025). Indonesia và Việt Nam được dự báo là hai quốc gia sẽ có mức tăng trưởng vượt trội về quy mô thị trường TMĐT bán lẻ trong vài năm tới.

Thị trường TMĐT bán lẻ của Indonesia dự kiến sẽ tăng 196%. Từ 53 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2021 lên 104 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2025.

Thị trường TMĐT bán lẻ của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 300%. Từ 13 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2021 lên 39 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2025.

TMĐT Việt Nam: Tăng trưởng bùng nổ trong khu vực Đông Nam Á bất chấp thách thức từ Covid-19

Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ tại Việt Nam

Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng ổn định trong 5 năm qua. Trong năm 2016, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ ở Việt Nam chỉ đạt 5 tỷ Đô la Mỹ. Nhưng đến năm 2019 doanh thu này đã tăng gấp 2 lần, đạt trên 10 tỷ Đô la Mỹ.

Đà tăng trưởng này vẫn được duy trì vào năm 2020. Khi đạt 11,8 tỷ Đô la Mỹ, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 5 năm qua. Các chuyên gia vẫn đánh giá cao ngành TMĐT bán lẻ Việt Nam. Họ dự báo ngành này sẽ đạt quy mô khoảng 39 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2025.

GMV của ngành TMĐT tại Việt Nam

GMV của TMĐT Việt Nam tăng trưởng vượt bậc từ 8 tỷ Đô la Mỹ (2020) lên 13 tỷ Đô la Mỹ (2021). Góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế số Việt Nam cán mốc tăng trưởng ấn tượng. Khi tăng vọt 31% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt tổng giá trị GMV là 21 tỷ Đô la Mỹ.

Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy ngành TMĐT Việt Nam đã thành công trong việc vượt qua những khó khăn do Covid-19 gây ra. Và đang phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh “bình thường mới”. Sự phát triển này thậm chí còn ấn tượng hơn so với thời kỳ trước đại dịch.

Xem thêm: 5 Thách thức của mô hình D2C trên Lazada và Shopee

Các xu hướng nổi bật của ngành thương mại điện tử năm 2021

Xu hướng: Mua sắm kết hợp giải trí

Những năm gần đây, hình thức giải trí và sự kiện trực tuyến ghi nhận sự tăng trưởng đột biến. Một phần đến từ tác động của Covid-19. Nhưng phần lớn là do sự chào đón của người tiêu dùng dành cho Shoppertainment – hoạt động mua sắm kết hợp với giải trí.

“Shoppertainment” để nâng tầm trải nghiệm khách hàng thông qua các hoạt động tương tác độc đáo. Có thể kể đến: chương trình phát sóng trực tiếp livestream, trò chơi với phần thưởng là các voucher mua sắm hoặc Xu để quy đổi thành tiền và khấu trừ trực tiếp trên đơn hàng.

Xem thêm:

Tiềm năng Ngành hàng sức khỏe – Thực phẩm chức năng trên sàn TMĐT

Đánh giá tiềm năng phát triển của TikTok Shop tại Việt Nam

Mua sắm bách hóa chuyển dần từ ngoại tuyến sang trực tuyến

Bách hoá trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định. (Kể từ khi
đại dịch bắt đầu xảy ra ở Việt Nam) Theo báo cáo của Deloitte:

Hơn 50% người tiêu dùngViệt Nam giảm tần suất đến siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống. Trong giai đoạn “bình thường mới” và 25% trong số họ tăng cường mua sắm trực tuyến.

Theo iPrice: Lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến bách hóa trực tuyến tăng 223% (quý 2 năm 2021). Lượt tìm kiếm trong tháng 7 tăng 11 lần so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6. Ngay trong giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh thành. Hơn nữa, trong quý 2 năm 2021, thống kê cho thấy mọi người quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm tươi sống, thịt và cá, đồ uống, thực phẩm đóng gói và rau quả. Với mức tăng trưởng lần lượt là 99%, 51%, 30% và 11% so với quý 1 năm 2021.

Ảnh: Ngành thương mại điện tử Việt Nam 2021

Sự hoàn thiện của mô hình kinh doanh trực tuyến

Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia nền tảng TMĐT tăng từ 17% (2019) lên 22% (2020). Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng thông qua các nền tảng TMĐT cũng tăng từ 19% (2019) lên 29% vào (2020).

Xu hướng nhà bán hàng chuyển đổi kinh doanh trên các nền tảng TMĐT ngày càng tăng. Thậm chí mạnh mẽ hơn dưới tác động của Covid-19.

Dẫn chứng: Giai đoạn cao điểm của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam. Từ tháng 7 đến tháng 9/2021. Lazada ghi nhận lượng nhà bán hàng đăng ký lên nền tảng này tăng đột biến. Cụ thể, theo báo cáo Quý 3 năm 2021. Số lượng nhà bán hàng mới tham gia Lazada Việt Nam đã tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ảnh: Ngành thương mại điện tử Việt Nam 2021

Logistics nội bộ là chìa khóa tạo nên sự khác biệt trong cạnh tranh

Trước Covid-19, phần lớn các nền tảng TMĐT và các nhà bán lẻ thường chọn hình thức giao hàng bởi 3PLs (các đối tác logistics) để tiết kiệm chi phí.

Trong bối cảnh đại dịch, các nền tảng TMĐT đã phải tăng cường khả năng quản lý hàng tồn kho và hệ thống vận chuyển. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách liên tục và kịp thời. Những nỗ lực này đều xoay quanh dịch vụ logistics nội bộ. Đây là lĩnh vực đã tăng trưởng hơn 30% về quy mô tại Indonesia và Việt Nam vào năm 2020. Mô hình logistics nội bộ cho phép kiểm soát hàng tồn kho, lựa chọn loại hình vận tải, tính linh hoạt trong quản lý và đảm bảo đáp ứng đầy đủ mong đợi của khách hàng.

Hoạt động vì cộng đồng giúp nâng cao giá trị thương hiệu.

Theo nhiều báo cáo và khảo sát. Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng lựa chọn các thương hiệu tạo ra giá trị khác biệt và có ý nghĩa trong cộng đồng. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch.

Báo cáo “Global Marketing Trends 2020” của Deloitte 9 cho thấy. Các công ty có nhiều hoạt động, sáng kiến vì cộng đồng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng hơn. Cả về thị phần và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm. Đồng thời đạt được sự hài lòng của nhân viên và khách hàng cao hơn.

Quan Tâm UpBase OA cập nhật thông tin mới nhất

Newsletter!

Đăng ký để nhận thông báo về các báo cáo, webinar và bài viết hữu ích
Loading...